11h00
10/06/2023

Trách nhiệm, nghĩa vụ của người chuyên chở khi bốc xếp và bảo quản hàng hóa

Bên thuê vận chuyển hàng hóa và bên chuyên chở có trách nhiệm gì khi bốc xếp, bảo quản quản hóa trên tàu? Hợp đồng được quy định thế nào? Tranh chấp sẽ được xử lý ra sao? Cùng Tdimex tìm hiểu chi tiết về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của người chuyên chở và các tranh chấp về nghĩa vụ xan xếp và bảo quản hàng hóa trên tàu qua bài viết sau đây.

Trách nhiệm, nghĩa vụ của người chuyên chở hàng hóa

Người chuyên chở hay người vận chuyển hàng hóa là người có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ điểm giao đến điểm nhận theo như trong hợp đồng lao động đã ký kết. Người chuyên chở sẽ phải chịu trách nhiệm về những mất mát hoặc thiệt hại đối với hàng hóa từ lúc nhận bốc hàng cho đến khi hàng hóa được chuyển giao hoàn tất.

Tiếp nhận hàng hóa từ phía thuê vận chuyển

1/ Chuẩn bị và đưa phương tiện vận chuyển đến điểm nhận hàng hóa vận chuyển theo đúng sự thỏa thuận đã nêu ra trong hợp đồng vận chuyển.
- Phương tiện vận chuyển cần đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất hàng hóa vận chuyển.

2/ Nhận hàng hóa đúng theo thời gian và địa điểm mà 2 bên đã thỏa thuận.
- Nếu bên vận chuyển chậm trễ làm phát sinh thêm chi phí bảo quản hàng hóa cho bên thuê vận chuyển thì bên vận chuyển phải bồi thường các khoản thiệt hại này.
- Ngược lại nếu bên thuê vận chuyển giao hàng chậm thì bên vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị lưu giữ phương tiện vận chuyển lâu hơn dự kiến.

3/ Người vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển tài sản/ hàng hóa không đúng với tài sản/ hàng hóa đã ký kết trong hợp đồng.
- Tuy nhiên, trong thực tế thì người vận chuyển chỉ có thể từ chối khi hàng hóa/ tài sản thay thế làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình hoặc những người thuê vận chuyển khác.
- Người chuyên chở hàng hóa có quyền từ chối nhận hàng hóa khi: Hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn đóng gói theo thỏa thuận của 2 bên, hàng hóa thuộc danh mục cấm lưu thông, hàng hóa có tính nguy hiểm, độc hại.

4/ Trong trường hợp hợp đồng có nêu rõ bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện vận chuyển thì bên vận chuyển có nghĩa vụ hướng dẫn và có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển sắp xếp hàng hóa đúng cách, đúng vị trí trên phương tiện vận chuyển.

Tổ chức vận chuyển hàng hóa đúng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

1/ Vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm giao hàng. Bên vận chuyển không giao hàng đúng địa điểm như trong hợp đồng thì phải chi trả toàn bộ phí vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm đã thỏa thuận cho bên thuê vận chuyển.

2/ Bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Người vận chuyển có nghĩa vụ bảo quản hàng hóa từ thời điểm tiếp nhận hàng hóa được chuyển giao cho đến khi giao xong hàng hóa cho người nhận tại điểm trả hàng.

Trả hàng cho người có quyền nhận hàng

1/ Trả hàng hóa đúng với đối tượng nhận hàng.

2/ Thông báo cho người nhận hàng biết hàng hóa đến. Nếu các bên đã thỏa thuận việc trả hàng diễn ra tại địa chỉ của người nhận thì phía vận chuyển không cần phải thông báo hàng đến.

3/ Việc trả hàng phải diễn ra đúng theo phương thức các bên đã thỏa thuận. Theo nguyên tắc thì nhận hàng theo phương thức nào sẽ trả hàng theo phương thức đó.

4/ Khi người chuyên chở hàng hóa đã đến nơi trả hàng đúng thời hạn được quy định nhưng không có người nhận hàng thì bên chuyên chở có thể gửi hàng hóa lại nơi nhận gửi hàng và báo lại ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc bên có quyền nhận hàng biết. Chi phí giữ và bảo quản hàng hóa tại nơi nhận gửi hàng sẽ co bên thuê vận chuyển hoặc bên có quyền nhận hàng chi trả.

5/ Người chuyên chở có quyền từ chối trả hàng và quyền lưu giữa hàng hóa khi:
Người thuê vận chuyển hoặc người có quyền nhận hàng chưa thanh toán đầy đủ cho các khoản cước phí và chi phí vận chuyển hàng hóa.
Hoặc người chuyên chở chưa nhận được sự đảm bảo thỏa đáng nào cho việc thanh toán các khoản cước phí và chi phí vận chuyển nói trên.

Quyền và nghĩa vụ của người thuê vận chuyển hàng hóa

Người thuê vận chuyển hàng hóa có thể là các doanh nghiệp, công ty, tổ chức cũng có thể là các cá nhân giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa với các đơn vị kinh doanh vận chuyển. Bên thuê vận chuyển sẽ có các quyền hạn và nghĩa vụ như sau:

1/ Giao hàng cho bên vận chuyển

- Giao hàng hóa đúng địa điểm, đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Phải đóng gói hàng hóa đúng quy cách, có ghi ký hiệu, mã hiệu đầy đủ và rõ ràng.
- Chi trả phí bốc xếp hàng hóa lên phương tải vận chuyển, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2/ Thanh toán cước phí vận chuyển hàng hóa

- Thanh toán cước phí và chi phí vận chuyển theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Ngoài ra các khoản phụ phí như tiền lưu kho, lưu bãi,... cũng sẽ do bên thuê vận chuyển chi trả.

3/ Trong coi, quản lý hàng hóa trên đường vận chuyển

- Nếu hàng hóa có giá trị lớn hoặc hàng hóa cần có chế độ chăm sóc, bảo quản, yêu cầu đặc biệt thì các bên sẽ thỏa thuận để bên thuê vận chuyển cử ra 1 người gọi là người áp tải để trông coi hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
- Nếu bên thuê vận chuyển trong coi hàng hóa nhưng lại để mất mát, hư hỏng thì trách nhiệm sẽ thuộc về chính họ.

Hợp đồng vận chuyển cần có các nội dung sau:

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên về hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận chuyển. Trong đó, bên vận chuyển sẽ có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa tới điểm chỉ định và giao hàng hóa cho người nhận, bên thuê vận chuyển sẽ có nghĩa vụ chuyển gia hàng hóa, trả cước phí và các khoản phụ phí khác cho bên vận chuyển.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa cần có các nội dung nào?

  • Hợp đồng đúng với quy định của pháp luật của nước sở tại và luật pháp quốc tế. 
  • Hợp đồng nêu rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên. 
  • Nêu rõ các thông tin về hàng hóa, yêu cầu đặc biệt khi vận chuyển (nếu có). 
  • Ghi đầy đủ thông tin về địa điểm, thời gian chuyển giao hàng hóa và nhận hàng. 
  • Nêu rõ cước phí, chi phí liên quan, thời gian thanh toán và các thỏa thuận khác giữa các bên.       
Một Công ty thuê tàu vận chuyển để chở lạc (đậu phộng). Người thuê tàu sẽ có nghĩa vụ bốc và san xếp hàng hóa trên tàu. Sau khi tàu rời cảng xếp hàng không lâu thì có một số bao lạc bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu. Điều này làm cho tàu nghiêng sang phải 12 độ và để lại một khoảng trống rộng 1m dọc theo cạnh của khoang tàu. Thời tiết trên biển lúc này không thuận lợi nhưng cũng không thuộc vào trường hợp miễn trừ. Tàu sau đó đã phải quay lại càng xếp hàng để sắp xếp lại hàng hóa đúng cách, để đảm bảo cho sự an toàn của hành trình vận chuyển. Lúc này, người thuê tàu đòi trừ khoản chi phí sắp đặt lại hàng và các chi phí nhiên liệu phát sinh vào khoản thuê tàu. Bên vận chuyển (chủ tàu) đã đưa sự việc trên ra trọng tài xét xử để đòi lại khoản tiền trên.

Để hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa cùng tham khảo tình huống thực tế dưới đây.

Xử lý tranh chấp về nghĩa vụ san xếp và bảo quản hàng hóa trên tàu

Người thuê tàu cho rằng:
- Điều 11A của hợp đồng đã quy định “Nếu hư hỏng thân tàu hoặc tai nạn khác gây cản trở, ngăn cản hoạt động của con tàu và kéo dài hơn 12 giờ liên tục thì người thuê tàu sẽ không phải chi trả tiền thuê tàu cho khoản thời gian bị mất”.
- Điều 36 có nêu “Trong trường hợp tàu đi chệch hướng hoặc quay lại khi đang trên hành trình vì bất kỳ lý do nào đã được nêu tại điều 11A thì tàu sẽ không được trả tiền thuê tàu cho các khoản chi phí trong thời gian bị mất. Chi phí nhiên liệu phát sinh sẽ bị trừ khỏi tiền thuê tàu”.
Tuy nhiên, cần xem xét thêm cả điều 11B trong hợp đồng: “Trong trường hợp tàu được đưa vào cảng do ảnh hưởng của thời tiết hoặc gặp các tai nạn đối với hàng hóa thì bất cứ sự lưu giữ nào đối với tàu tại cảng xếp hàng và/ hoặc các chi phí phát sinh thêm sẽ thuộc về trách nhiệm của người thuê tàu”

Trong trường hợp này thì nó là một tai nạn đối với tàu và liên quan đến hàng hóa nhưng không phải là một tai nạn đối với hàng hóa và tàu cũng không được đưa vào cảng do ảnh hưởng của thời tiết.

Tàu phải quay lại cảng là một tai nạn do thời tiết xấu và cách sắp xếp hàng hóa trước khi rời cảng nhưng không phù hợp với điều đã nêu trong điều 11B.

Có thể thấy nếu chỉ nhìn vào điều 11A và điều 36 mà không xem xét kỹ thì sẽ thấy người thuê tàu có thể trừ tiền tiền thuê tàu và các chi phí nhiên liệu phát sinh. Tuy nhiên nếu sự việc phát sinh này là do vi phạm xuất phát từ phía người thuê tàu hay các sự việc thuộc trách nhiệm theo hợp đồng quy định thì phái người thuê tàu sẽ mất quyền này. Do đó cần phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng xem có sự vi phạm nào của người thuê tàu trong trường hợp này hay không.
Tai nạn trong trường hợp này xảy ra do sự dịch chuyển của hàng hóa trong điều kiện thời tiết xấu. Nếu hàng hóa được sắp đặt chắn chắn và cẩn thận thì đã không nghiêm trọng đến mức tàu bị nghiêng đi 12 độ và để lại khoảng trống 1m cạnh khoang tàu. Từ đó có thể thấy hàng hóa đã không được sắp đặt đúng cách ngay từ đầu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tai nạn trên.

Tại điều 13 của hợp đồng này cũng nêu rõ: “Người thuê tàu sẽ chịu trách nhiệm đối với các tổn thất, mất mát cho tàu hoặc đối với chủ tàu do việc sắp xếp, sắp đặt hàng hóa hoặc dỡ hàng không thích hợp hoặc không cẩn thận,...”

Như vậy, dựa theo các trích dẫn trên đây có thể thấy trong trường hợp này người thuê tàu sẽ phải chịu trách nhiệm chính cho tai nạn trên và không có quyền trừ tiền thuê tàu. Theo các chứng cứ có được, Hội đồng Trọng tài đã đưa ra quyết định và phần thắng thuộc về người chuyên chở (chủ tàu).

Từ trường hợp này có thể thấy trách nhiệm san xếp hàng hóa và bảo quản hàng hóa trên tàu thuộc về người chuyên chở nhưng cũng không phải là nghĩa vụ tuyệt đối. Điều này có nghĩa là nếu hàng hóa bị tổn thất cho hành động hoặc lỗi đến từ phía người thuê tàu trong lúc san xếp hàng hóa ban đầu thì người chuyên chở sẽ không cần phải chịu trách nhiệm. Đặc biệt, điều này sẽ càng đúng với những mặt hàng siêu trường siêu trọng hay hàng hóa nguy hiểm.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về quyền và nghĩa vụ cùa người chuyên chở cũng như bên thuê vận chuyển hàng hóa và các thông tin cần thiết khác để tránh các tranh chấp về nghĩa vụ san xếp và bảo quản hàng hóa trên tàu. Chia sẻ các thông tin hữu ích này cho nhiều bạn đọc khác nữa nhé. 

Trung tâm Đào tạo Nguồn nhân lực Thành Đạt đang chiêu sinh các lớp XNK - Logistics - Chứng từ - Khai báo hải quan cho các bạn sinh viên có nhu cầu tìm hiểu thêm về kiến thức và kinh nghiệm làm việc thực tế. Chương trình học chuyên sâu, chất lượng, học thật, làm thật đảm bảo các bạn học viên dễ dàng có việc làm sau khi tốt nghiệp. Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn chương trình học theo nhu cầu thực tế của bạn. 

Tin tức khác

Đăng ký để nhận thông tin mới nhất 

Đăng ký ngay

  • Nhận email tài liệu về xuất nhập khẩu, logistics, chứng từ,... 
  • Nhận thông báo về các khóa học, các chương trình ưu đãi, voucher. 
  • Cập nhật tin tức mới nhất trong ngành.