16h30
21/07/2023

Tìm hiểu từ A đến Z về Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics

Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự cạnh tranh, phát triển của Doanh nghiệp và nền kinh tế. Vậy quản trị chuỗi cung ứng là gì? Tầm quan trọng và các mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiện nay như thế nào? Những nội dung chi tiết nhất sẽ được Tdimex chia sẻ trong bài viết sau đây. 
Để hiểu rõ về quản trị chuỗi cung ứng trước tiên cần tìm hiểu chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng (Supply Chain) được hiểu là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin và các nguồn lực liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm, đưa sản phẩm đến tay của người tiêu dùng.

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng bao gồm các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà kho, nhà phân phối, nhà vận tải, các hệ thống bán lẻ,... Nhà cung ứng ở đây bao gồm các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng như nhà cung cấp nguyên liệu/sản phẩm/dịch vụ cụ thể phục vụ cho các hoạt động trong chuỗi.

Quản trị chuỗi cung ứng (Council of Supply Chain Management Professionals) được định nghĩa là việc quản lý cung và cầu, bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần như: lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, thu mua nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm hoàn thiện và phân phối sản phẩm đó đến đúng địa điểm, đúng lúc, đúng yêu cầu và giảm thiểu chi phí tối đa trên toàn chuỗi cung ứng cũng như có thể thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng.
Từ đó có thể thấy quản trị chuỗi cung ứng không chỉ có các hoạt động vận tải, kho bãi trong Logistics mà còn bao gồm nhiều bộ phận khác. Logistics đóng vai trò quan trọng và là một mắt xích toàn chuỗi cung ứng.

Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là quản trị cung cầu hàng hóa, tối ưu chi phí nguyên liệu, tối ưu khả năng dự trữ, giảm tỷ lệ lưu kho, tối ưu khả năng phân phối hàng hóa, nâng cao khả năng cung ứng hàng hóa trên thị trường.
Thông tin thêm: 

Chuỗi cung ứng toàn cầu là quy mô lớn hơn và phức tạp hơn của chuỗi cung ứng với phạm vi trên toàn thế giới. Quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu là hệ thống các cấu trúc, nguyên tắc và thể chế để quản lý, điều hành, kiểm soát chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Các chủ thể trong chuỗi cung ứng này rất đa dạng bao gồm các tổ chức quốc tế, các công ty riêng lẻ của các quốc gia. Một chuỗi cung ứng hoàn hảo cần có sự gắn kết rất chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng.

Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong kinh tế

Các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh trên thị trường thì cần phải có khả năng quản trị chuỗi cung ứng thật tốt. Vai trò và những lợi ích tuyệt vời đến từ việc tối ưu hóa quản trị chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp như sau:

Giảm 20 - 60% lượng hàng tồn kho

Quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, giảm chi phí kho bãi, giảm hàng tồn, đảm bảo chất lượng của hàng hóa. Đặc biệt đối với các ngành thực phẩm, hải sản, đông lạnh,... thì tối ưu chuỗi cung ứng sẽ có lợi ích to lớn giúp tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng/năm. 

Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Một doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ có tính cạnh tranh trên thị trường cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, mang về nguồn lợi không hề nhỏ. Quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả đảm bảo sản phẩm sản xuất đúng số lượng với nhu cầu của thị trường, vận chuyển và phân phối nhanh chóng, đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng tạo nên lợi thế cạnh tranh và có chỗ đứng trên thị trường.

Ngoài ra còn giúp giảm lượng hàng tồn trong kho, giảm các nguy cơ hàng trả hàng, đảm bảo hàng hóa luôn trong tình trạng chất lượng tốt nhất, tăng uy tín và sự hài lòng cho khách hàng, tối ưu được các chi phí sản xuất, vận chuyển và lợi nhuận.

Với chuỗi cung ứng hoàn hảo, doanh nghiệp sẽ có được rất nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chuỗi cung ứng hoàn hảo cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau, do đó cần có nghiêm túc đầu tư vào quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp để mang đến hiệu suất cao nhất.

Nâng cao khả năng cung ứng hàng hóa từ 30 - 50%

Việc cung ứng hàng hóa đến các kênh phân phối sẽ đạt được hiệu quả cao khi các giai đoạn nhập nguyên liệu, phụ kiện, vận chuyển, kho bãi,... hoạt động nhịp nhàng với nhau hơn. Điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng dư thừa/thiếu hụt hàng hóa, giúp hàng hóa giao đến tay người tiêu dùng đúng thời điểm.

Điều này còn giúp cho các Doanh nghiệp nắm bắt được cung cầu của hàng hóa, lên kế hoạch sản xuất phù hợp và chính xác hơn, giúp giảm thiểu các sai lệch so với thực tế, tối ưu được chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Ước tính, các doanh nghiệp có thể tăng từ 25 - 80% độ chính xác trong dự báo sản xuất.

Theo ước tính, các doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả mang đến nguồn lợi nhuận sau thuế tăng hơn 20% so với bình thường.

1

Đây là mô hình áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các hộ gia đình, thích hợp với các quy mô sản xuất số lượng từ ít đến vừa, ít đa dạng trong các loại mặt hàng, sản phẩm. Trong mô hình này doanh nghiệp trực tiếp tìm kiếm đơn vị cung ứng và thường chỉ sử dụng vật tư đầu vào từ 1 số ít nhà cung cấp, tự mình thực hiện các giai đoạn trong quá trình sản xuất hàng hóa và phân phối đến tay khách hàng. 

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng đơn giản

2

Mô hình này áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn, sản xuất đa dạng mặt hàng, nhiều quy trình và công đoạn. Trong mô hình này doanh nghiệp nhập hàng từ nhiều nhà cung ứng khác nhau hoặc cũng có thể cho các nhà máy, nhà thầu gia công một số công đoạn trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Các kênh phân phối hàng hóa cũng rất đa dạng, doanh nghiệp có thể tự phân phối hoặc sử dụng kênh khác như các đại lý, cộng tác viên, nhà vận chuyển,...

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp sẽ có sự thách thức cao với các doanh nghiệp, đòi hỏi phải có chiến lược, quy trình chặt chẽ và logic.

Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp

Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiện nay

Tùy vào từng doanh nghiệp và quy mô kinh doanh mà mỗi đơn vị sẽ xây dựng nên mô hình cụ thể riêng, phù hợp nhất với đơn vị mình. Phổ biến nhất hiện nay là 2 mô hình sau:
Các hoạt động trong quản trị chuỗi cung ứng rất đa dạng, nhìn chung mỗi bộ phận sẽ có vai trò, công việc riêng, cụ thể như sau:

Những công việc trong quản trị chuỗi cung ứng 

Lập kế hoạch

  • Dự báo nhu cầu, lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu.
  • Phân tích, đánh giá các xu hướng sản xuất, đưa ra kế hoạch sản xuất mới theo nhu cầu thị trường.
  • Thiết lập và điều chỉnh các kế hoạch cung ứng của doanh nghiệp.

Tìm nguồn cung ứng

  • Tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu với chất lượng đảm bảo và mức giá tối ưu nhất.
  • Tham khảo báo giá và lựa chọn các nhà cung ứng uy tín, cung ứng nguồn nguyên vật liệu lâu dài cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

  • Đảm bảo việc sản xuất hàng hóa đạt hiệu suất cao, không bị gián đoạn.
  • Thực hiện các hoạt động đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn theo quy định.

Cung cấp dịch vụ Logistics

  • Thực hiện các hoạt động Logistics đảm bảo hàng hóa cung ứng đến tay khách hàng nhanh chóng.
  • Đảm bảo hàng tồn tối thiểu trong kho, đảm bảo hàng hóa sẵn sàng tại kệ, tủ, các đại lý, kho hàng,...

Có nên tham gia khóa học quản trị chuỗi cung ứng? 

Có nên học Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Quản trị chuỗi cung ứng là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều hoạt động và vị trí công việc khác nhau. Đây cũng là ngành triển vọng với mức thu nhập cao, ổn định cùng môi trường làm việc năng động, hội nhập cao. Nếu bạn đang muốn phát triển, làm việc trong lĩnh vực chuỗi cung ứng - Logistics - Xuất nhập khẩu thì tham gia các khóa học Logistics thực tế là đều nên làm.
Nhu cầu nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực này rất cao nhưng hiện tại chỉ đáp ứng được khoản 40% nhu cầu thực tế. Đây là ngành học tiềm năng cho các bạn trẻ hiện nay. Ngoài các ngành học về Logistics, Quản lý chuỗi cung ứng tại các trường Cao đẳng - Đại học thì bạn có thể tìm hiểu và học về ngành này tại các Trung tâm uy tín để có đủ kiến thức ứng tuyển các vị trí trong ngành.
Trung tâm Đào tạo Nguồn nhân lực Logistics Thành Đạt - Tdimex là đơn vị uy tín với nhiều năm hoạt động, đã tổ chức hàng trăm khóa học cho các bạn sinh viên. Chúng tôi luôn tự hào với chương trình đào tạo chất lượng cao, học thực tế, thời gian thực hành nhiều, cho học viên có cơ hội trải nghiệm và có kinh nghiệm thực tế trong công việc tốt nhất. Từ đó các bạn có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và có thể làm việc tốt nhất tại Doanh nghiệp.

Các khóa học của Tdimex luôn tập trung vào việc thực hành, trải nghiệm thực tế cho học viên, đảm bảo rằng bạn sẽ có thể tự tin và làm việc tốt tại Doanh nghiệp, mở ra cơ hội việc làm tốt nhất cho bản thân phát triển.

Không chỉ học lý thuyết, thực hành, áp dụng vào tình huống thực tế mà học viên còn được trải nghiệm đi thực tế tại cảng/ sân bay để tăng sự hiểu biết, tích lũy kinh nghiệm làm việc. Tdimex luôn tự hào khi 100% các bạn học viên hài lòng với chương trình học của Trung tâm và có thể tìm được việc làm tốt sau khi hoàn thành khóa học.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn các khóa học phù hợp theo nhu cầu và năng lực của bạn.