11h00
02/12/2023

Laytime là gì? Quy định chi tiết về thời gian thưởng phạt trong hợp đồng

Laytime là một thuật ngữ quan trọng trong thuê tàu chuyến. Cách tính laytime có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thưởng phạt trong xếp dỡ hàng hóa. Vậy cụ thể laytime là gì? Có những quy định nào liên quan đến laytime? Cách tính mốc bắt đầu và kết thúc laytime như thế nào? Bài viết sau đây Tdimex sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn, cùng tìm hiểu nhé!
Laytime hay laydays nghĩa là thời gian làm hàng, đây là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hợp đồng thuê thuê tàu chuyến. Laytime là khoảng thời gian do chủ hàng và chủ tàu thỏa thuận với nhau về việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng đi và càng đến.

Khoảng thời gian làm hàng sẽ được quy định rất rõ ràng trong hợp đồng thuê tàu chuyến để xác định chính xác số ngày, số giờ dùng cho việc xếp dỡ hàng hóa tại cảng xếp và cảng dỡ. Các mốc thời gian nào không tính vào thời gian làm hàng cũng phải được ghi chú rõ trong hợp đồng để tránh tranh cãi về sau.

Laytime là gì?

Một số lưu ý quan trọng cần nắm như sau:
  • Nếu chủ hàng hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn so với khoảng thời gian quy định trong hợp đồng thì chủ tàu sẽ thưởng cho họ 1 khoản tiền, gọi là Despatch Money (tiền thưởng xếp dỡ nhanh).
  • Nếu chủ hàng hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa chậm hơn so với khoảng thời gian làm hàng đã quy định thì sẽ bị chủ tàu phạt 1 khoản tiền, gọi là Demurrage (tiền phạt xếp dỡ chậm). Thông thường mức tiền phạt sẽ gấp 2 lần mức tiền thưởng.
  • Trong hợp đồng thuê tàu cần ghi chú rõ ràng số ngày, số giờ của thời gian làm hàng và những mốc thời gian nào được tính/ không được tính vào thời gian làm hàng,... và cả các trường hợp bất khả kháng, sự cố như tàu chưa về cảng, chưa làm xong thủ tục hải quan,... cũng cẩn ghi chú rõ ràng trong hợp đồng là có tính vào thời gian làm hàng hay không.
Một số quy định liên quan đến laytime bạn cần nắm rõ để có thể thực hiện đúng, tránh hiểu lầm, tranh chấp giữa các bên về sau:

Quy định về chi tiết của thời gian làm hàng trong hợp đồng

Laytime cần được quy định chi tiết, rõ ràng và cụ thể trong hợp đồng về số giờ và số ngày. Vậy chi tiết như thế nào là đủ và chính xác?

Có 3 cách để quy định chi tiết về thời gian làm hàng như sau:

Cách 1:

Quy định về thưởng phạt trong xếp dỡ hàng hóa

Trong hợp đồng thuê tàu luôn có quy định về mức thưởng phạt cho việc hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa trong khoản thời gian làm hàng. Điều này giúp chủ hàng và chủ tàu có trách nhiệm hơn trong việc xếp dỡ hàng hóa.

Nguyên tắc trong thưởng phạt của xếp dỡ hàng hóa là số tiền phạt luôn gấp đôi số tiền thưởng và một khi đã bị phạt thì luôn luôn bị phạt (Once on demurrage, always on demurrage). Điều này có nghĩa là một khi đã bị xếp hàng chậm thì tính từ lúc hết hạn, những ngày tiếp theo cho đến khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng hóa đều sẽ được tính vào thời gian làm hàng chậm kể cả ngày lễ, thứ 7, chủ nhật, ngày thời tiết xấu,...

Những quy định về Laytime trong hợp đồng thuê tàu chuyến

  • Quy định chính xác bao nhiêu ngày dùng cho việc làm hàng, bao nhiêu ngày xếp hàng tại cảng đi và bao nhiêu ngày dỡ hàng tại cảng đến. Quy định số hàng cụ thể cho số ngày xếp, ngày dỡ riêng hoặc quy định chung số ngày cho cả ngày xếp và dỡ sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau.
  • Thuật ngữ “ngày” trong thời gian làm hàng có rất nhiều loại khác nhau, 2 bên cần thỏa thuận và quy định chính xác sử dụng loại ngày nào ghi trong hợp đồng để tránh sự nhầm lẫn sau này.
Nội dung chi tiết về thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết: Tranh chấp về thưởng phạt xếp dỡ? Hiểu đúng để tránh kiện tụng
Cách 2:
  • Quy định thời gian làm hàng tùy theo mức xếp dỡ hàng hóa.
  • Đối với hàng hóa là có khối lượng nặng thông thường người ta sẽ quy định thời gian làm hàng theo mức xếp dỡ, tức tùy vào năng lực xếp dỡ hàng hóa của cảng đó mà quy định cụ thể số ngày xếp dỡ, vd như 1000 tấn/ngày hoặc 700 tấn/ngày.
Cách 3:
  • Quy định thời gian xếp dỡ hàng hóa theo tập quán (CQD).
  • Trong một số trường hợp, hợp đồng thuê tàu không quy định cụ thể số ngày hay mức xếp dỡ hàng mà sẽ quy định hàng hóa sẽ xếp dỡ theo tập quán tại cảng đó.
Trong hợp đồng thuê tàu chuyến 2 bên sẽ thống nhất và lựa chọn thỏa thuận 1 trong các cách tính chi phí xếp dỡ hàng hóa sau đây:

FI - Free in - Miễn chi phí bốc hàng

Miễn chi phí bốc hàng tức là trong cước tàu, chủ hàng đã trả chi phí bao gồm chi phí bốc hàng lên tàu, chủ hàng chỉ chi trả cho chi phí dỡ hàng xuống tàu ở cảng đến.

Ví dụ, trong điều kiện incoterms nhóm C, chủ hàng là người xuất khẩu thuê tàu theo duy định FI thì sẽ được miễn chi phí bốc hàng, khi tàu đến cảng dỡ hàng thì người nhập khẩu sẽ chi trả phí dỡ hàng.

Để cụ thể hơn trong hợp đồng thuê tàu người ta sẽ quy định như sau:

FIO - Free Out - Miễn chi phí bốc và dỡ hàng

FIO có nghĩa là trong tiền cước đã bao gồm chi phí bốc hàng lên tàu và dỡ hàng xuống tàu. Quy định này thường được sử dụng trong điều kiện giao hàng incoterms EXW và nhóm D vì rất thuận tiện cho cả người mua và người bán.

Một điều cần lưu ý là trong hợp đồng thuê tàu chuyến với các điều kiện về laytime, thời gian làm hàng, cước phí và phụ phí hay sử dụng nhiều thuật ngữ, từ viết tắt, để tránh các hiểu lầm và tranh cãi sau này bạn cần hiểu rõ các thuật ngữ sử dụng và cần có phụ lục giải thích chi tiết các thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng.

Các cách tính chi phí xếp dỡ hàng phổ biến nhất

  • Đối với hàng đóng thùng, đóng thành từng bao, thành khối thì sẽ ghi FI.S - Free In and Stowage - Miễn chi phí bốc hàng và sắp xếp hàng dưới boong tàu.
  • Đối với hàng rời, không đóng bao thì sẽ ghi FI.T - Free In and Trimming - Miễn chi phí bốc hàng và phí san hàng bằng phẳng trong boong tàu.
Nội dung chi tiết về thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết: Các loại phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu - Logistics hiện nay
Cách tính mốc bắt đầu và kết thúc laytime là vấn đề quan trọng mà bạn cần phải hiểu khi thỏa thuận các quy định trong hợp đồng thuê tàu chuyến.

Dưới đây là video chi tiết về cách tính mốc bắt đầu và kết thúc laytime cho từng điều kiện trong hợp đồng thuê tàu chuyến được giảng bởi thầy Mai Văn Thành - Giảng viên của Trung tâm Tdimex

Cách tính mốc bắt đầu, kết thúc laytime

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về laytime, hy vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích để ứng dụng vào thực tế. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. 

Để học Xuất nhập khẩu - Logistics thực tế, chuyên sâu bạn có thể tham khảo các khóa học thực chiến tại Tdimex. Chúng tôi cam kết mang đến các khóa học thực tế từ các giảng viên giàu kinh nghiệm, có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực XNK - Logistics. Học viên khi học được tiếp xúc với chứng từ, tình huống thực tế, được đi cảng/sân bay, cho bạn các trải nghiệm tốt nhất về môi trường làm việc trong ngành Logistics. 100% học viên sau khóa học đều có đánh giá tốt và dễ dàng tìm được công việc thích hợp ngay khi vừa tốt nghiệp. 

Tin tức khác