11h00
12/01/2024

Hợp đồng xuất nhập khẩu là gì? Các điều khoản và nội dung quan trọng

Hợp đồng xuất nhập khẩu là chứng từ quan trọng, cần thiết trong mọi hoạt động ngoại thương. Trên hợp đồng sẽ thể hiện các điều khoản thỏa thuận, trách nhiệm và nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Vậy hợp đồng xuất nhập khẩu có tầm quan trọng như thế nào? Các điều khoản nào cần phải có trong hợp đồng và lưu ý gì khi soạn thảo hợp đồng? Tất cả sẽ được Tdimex chia sẻ đến các bạn trong bài viết này.
Hợp đồng xuất nhập khẩu là một thỏa thuận pháp lý giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Hợp đồng sẽ thể hiện chi tiết các điều khoản thỏa thuận, cam kết và trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình mua bán hàng hóa giữa các quốc gia. Trong hợp đồng có thể bao gồm cả thông tin về hàng hóa, thanh toán, hình thức giao hàng, thời gian thực hiện và các điều kiện quan trọng khác.

Khái niệm về hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, chính xác và công bằng trong các giao dịch quốc tế. Hợp đồng là cơ sở pháp lý để các bên giải quyết tranh chấp pháp luật. Đây là căn cứ để xác định rõ các điểm mấu chốt như giá cả, thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán.
Các điều khoản, nội dung trong hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ được các bên thỏa thuận với nhau. Cơ bản, trên hợp đồng cần có các thông tin như sau:

Thông tin của nhà xuất, nhà nhập khẩu 

Trên hợp đồng cần có thông tin chi tiết về bên xuất và nhập khẩu, bao gồm:

 Thông tin về hàng hóa

Hàng hóa cũng cần có thông tin về mô tả chính xác, rõ ràng để tránh các mâu thuẫn sau này:

Các điều khoản, nội dung trong hợp đồng xuất nhập khẩu

  • Tên, địa chỉ, quốc tịch, người đại diện của các bên.
  • Số điện thoại, fax, email, website của các bên.
  • Mã số thuế, số tài khoản ngân hàng của các bên.
Nội dung chi tiết về thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa bạn có thể xem chi tiết hơn tại bài viết: TOP 3 Trung tâm đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu uy tín tại TPHCM
Hợp đồng cũng cần quy định rõ về chất lượng hàng hóa và quy trình kiểm tra hàng hóa. Những điều khoản này giúp ngăn chặn được nhiều vấn đề liên quan đến việc hàng hóa không đạt chất lượng cũng như tăng cường lòng tin giữa các bên.
  • Tên hàng, mã HS, phân loại hàng hóa.
  • Số lượng, khối lượng, trọng lượng hàng hóa.
  • Chất lượng, chủng loại, bao bì, nhãn mác,... của hàng hóa.
  • Các đặc tính kỹ thuật của hàng hóa.
  • Giá cả của hàng hóa.

Điều khoản giao hàng và thanh toán

Các điều khoản về giao hàng và thanh toán trong hợp đồng là những nội dung cần được đặc biệt chú ý. Nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra do việc không các điều kiện này không được 2 bên thống nhất và ghi rõ ràng trong văn bản.

Các điều khoản giao hàng và thanh toán gồm:
  • Thời gian giao hàng.
  • Địa điểm giao hàng.
  • Phương thức vận chuyển.
  • Điều kiện giao hàng Incoterms.
  • Phương thức thanh toán (tiền mặt, chuyển khoản, tín dụng thư,...).
  • Thời hạn thanh toán.

Bảo hiểm hàng hóa

Bảo hiểm hàng hóa có thể được mua bắt buộc theo điều kiện incoterms hoặc chủ hàng có thể mua riêng để bảo vệ, phòng tránh các rủi ro cho hàng hóa của mình. Trong hợp đồng cũng cần nêu rõ các thông tin sau:
  • Loại bảo hiểm.
  • Phạm vi bảo hiểm.
  • Mức phí bảo hiểm.

Quyền và nghĩa vụ của các bên

Hợp đồng nêu rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, gồm:
  • Nghĩa vụ của bên bán (nhà xuất khẩu): cung cấp hàng hóa đúng chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, địa điểm giao hàng, thực hiện thủ tục thông quan cho hàng xuất khẩu đúng tiến độ để giao hàng,...
  • Nghĩa vụ của bên mua (nhà nhập khẩu): thanh toán tiền hàng đúng thời hạn, nhận hàng đúng thời hạn, địa điểm giao hàng, thực hiện thủ tục thông quan hàng nhập khẩu, ...
  • Các quyền và nghĩa vụ khác của các bên theo thỏa thuận.

Các trường hợp miễn trách nhiệm

Các khoản điều kiện về miễn trách nhiệm và mục quan trọng giúp bảo vệ các bên khỏi những tình huống bất ngờ, bất khả kháng hoặc do các hành vi cố ý vi phạm hợp đồng từ bên khác. Trong hợp đồng cần nêu rõ các trường hợp sẽ được miễn trách nhiệm như: 
  • Sự kiện bất khả kháng.
  • Hành vi vi phạm của bên thứ ba.
  • Hành vi cố ý của bên kia.
Trong hợp đồng cần nêu rõ nếu xảy ra một trong các trường hợp như trên thì bên còn lại sẽ không phải chịu trách nhiệm. Đây là điều quan trọng để bảo vệ bạn khi có sự cố và tranh chấp tại tòa.

Các điều khoản giải quyết tranh chấp và bồi thường

Các điều khoản về giải quyết tranh chấp là cơ sở để 2 bên giải quyết khi có mâu thuẫn xảy ra. Trong mục này, 2 bên cần thống nhất với nhau các nội dung như:
  • Cách thức giải quyết tranh chấp: hòa giải, trọng tài, tòa án.
  • Địa điểm giải quyết tranh chấp.
  • Căn cứ giải quyết tranh chấp: Luật quốc tế.
Các bên cần thỏa thuận với nhau các điều khoản về bồi thường nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của các bên.

Điều khoản bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin và vấn đề quan trọng với mỗi Doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại internet như hiện nay. Hợp đồng cần chứa các điều khoản bảo vệ thông tin doanh nghiệp và người liên quan, cũng như các cách giải quyết, trách nhiệm, bồi thường giữa các bên nếu có vấn đề về bảo mật xảy ra.

Ngoài các nội dung chính nêu trên, hợp đồng xuất nhập khẩu có thể có thêm các nội dung khác tùy theo thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng.
Khi Doanh nghiệp tiến hành soạn thảo hợp đồng theo thỏa thuận của 2 bên cần lưu ý những nội dung sau đây: 

Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý

Doanh nghiệp cần sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý để đảm bảo rằng hợp đồng đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp luật và bảo vệ tốt nhất cho cả hai bên. Nếu Doanh nghiệp không có bộ phận pháp chế riêng thì có thể thuê dịch vụ tư vấn bên ngoài.

Tuân thủ pháp luật quốc tế

Hợp đồng soạn thảo cần đảm bảo tuân thủ các quy định của đất nước sở tại và pháp luật quốc tế để tránh rủi ro pháp lý, cũng như giúp việc giải quyết các tranh chấp được thuận lợi hơn. Do đó các Doanh nghiệp khi soạn hợp đồng cần nắm vững các quy tắc của WTO và các tổ chức liên quan.

Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng xuất nhập khẩu

Tạo mối quan hệ win-win

Trong soạn thảo hợp đồng nên dùng tư duy tạo mối quan hệ "win-win", không nên chèn ép đối tác để mang lợi ích cho mình quá nhiều mà làm mất đi cơ hội hợp tác lâu dài cho cả 2 bên sau này.
Một số mẫu hợp đồng tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo để có thể chuẩn bị tốt nhất cho công việc của mình.

Tổng hợp những mẫu hợp đồng xuất nhập khẩu tiêu chuẩn

Hợp đồng xuất nhập khẩu không chỉ là một tài liệu pháp lý mà còn là công cụ quản lý quan trọng. Hiểu rõ khái niệm, các điều khoản và lưu ý khi soạn thảo, doanh nghiệp có thể xây dựng nên những thỏa thuận chặt chẽ và bảo vệ lợi ích của mình trong môi trường thương mại quốc tế. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tdimex đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về hợp đồng xuất nhập khẩu.

Nếu bạn muốn học nghiệp vụ xuất nhập khẩu chuyên sâu, thực tế hãy liên hệ với Tdimex để được tư vấn chương trình học phù hợp. Hiện tại Trung tâm đang triển khai nhiều khóa học ngắn hạn, học thực tế tại Doanh nghiệp Logistics giúp học viên nâng cao kiến thức chuyên ngành, trải nghiệm thực tế để có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đi làm sau này.

Cam kết chương trình dạy hoàn toàn thực tế, bám sát nhu cầu của học viên, giảng viên nhiều kinh nghiệm. Học viên có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp sau khi kết thúc khóa học.
Mẫu 1: 
Mẫu 2: 
Mẫu 3: 
Mẫu 4: 
Mời các bạn xem thêm video về hợp đồng xuất nhập khẩu: