14h00
17/08/2023

Vận đơn là gì? Hướng dẫn đọc hiểu vận đơn đường biển, đường hàng không

Vận đơn là một trong những chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ thể hiện vai trò của nhà xuất nhập khẩu, nhập khẩu và bên vận chuyển. Vậy vận đơn là gì? Chức năng, vai trò của vận đơn là gì trong các hoạt động xuất nhập khẩu? Trong bài viết này Tdimex sẽ chia sẻ với bạn những nội dung chi tiết và hữu ích nhất về loại chứng từ đặc biệt này. 
Vận đơn - Đơn vận tải (Bill of Lading) là một loại chứng từ vận chuyển cho người vận chuyển hoặc đại diện thực hiện ký phát cho người giao hàng sau khi đã nhận hàng hóa hoặc hàng hóa đã được sắp xếp trên phương tiện vận chuyển để giao đến điểm đến. Mỗi hình thức vận chuyển trong Logistics sẽ có loại vận đơn khác nhau như: Vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không, đường sắt,...

Các nội dung chính có trên vận đơn gồm:

Vận đơn là gì? Nội dung, chức năng của vận đơn

  • Thông tin bên gửi hàng, bên nhận hàng, bên vận chuyển.
  • Địa điểm xếp hàng (POL), dỡ hàng (POD).
  • Thông tin về đại lý, bên thông báo chỉ định.
  • Thông tin hàng hóa: Tên, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng, đóng gói.
  • Thông tin về cước phí và phụ phí vận tải hàng hóa, điều kiện thanh toán.
  • Thời gian, địa điểm cấp phát vận đơn.
  • Chữ ký của bên vận tải/đại lý.
  • Số bản gốc của vận đơn.
Vận đơn có 3 chức năng chính quan trọng như sau:
  • Biên lai gửi hàng: Xác nhận người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển theo yêu cầu và người chuyên chở chỉ giao hàng cho người nhận có thể xuất trình được vận đơn hợp lệ đã được họ ký phát ở địa điểm bốc hàng.
  • Bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở hàng hóa: Vận đơn xác định quan hệ về mặt pháp lý giữa người vận tải - người giao hàng - người nhận hàng.
  • Chứng từ sở hữu: Vận đơn xác nhận quyền sở hữu hàng hóa có trên vận đơn. Vận đơn có thể được dùng để cầm cố, mua bán và chuyển nhượng hàng hóa cho người khác.
Với các chức năng trên vận đơn có những tác dụng như:
  • Dùng gửi kèm với các loại chứng từ khác gửi cho người mua để thanh toán tiền hàng.
  • Dùng làm căn cứ trong khai báo hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Dùng để xác định, kiểm kê, theo dõi thông tin, số lượng hàng hóa đã được gửi cho người mua.
  • Dùng làm chứng từ chuyển nhượng, mua bán hàng hóa.
Hiện nay, phân loại vận đơn dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các loại vận đơn phổ biến, được sử dụng nhiều nhất để bạn tham khảo.

Các loại vận đơn đường biển và vận đơn đường hàng không

Phân loại dựa vào quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn

Vận đơn chủ được phát hành bởi hãng vận chuyển, người gửi hàng/nhận hàng thường là các Forwarder. Trên vận đơn có đầy đủ các thông tin về lô hàng, thông tin về phương tiện vận chuyển, địa điểm bốc/dỡ hàng, số vận đơn, ngày hàng lên và ngày dự kiến đến điểm đến,...
Vận đơn chủ (Master Bill of lading)
Vận đơn thứ thường được phát hành bởi các công ty Forwarder,, người giao hàng/nhận hàng là các nhà xuất nhập khẩu. Trên vận đơn thể hiện thông tin về lô hàng, số lượng, trọng lượng, ngày bốc hàng, ngày hàng đến, địa điểm bốc, dỡ hàng,...
Vận đơn thứ (House Bill of lading)

Phân loại dựa vào khả năng chuyển nhượng của vận đơn

Vận đơn theo lệnh là vận đơn mà ở ô “Consignee” có ghi “TO ORDER…”. Trường hợp chỉ ghi “To order” mà không ghi cụ thể cá nhân hay tổ chức nào phía sau thì mặc định là theo lệnh người có quyền phát lệnh trả hàng.

Nếu người có quyền phát lệnh trả hàng thực hiện ký hậu ở mặt sau của vận đơn thì có thể chuyển nhượng được vận đơn này. Nếu không thì chỉ người có có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận được hàng.
Vận đơn theo lệnh (To Order B/L)
Vận đơn đích danh là vận đơn mà ở ô “Consignee” có ghi cụ thể tên, địa chỉ của người nhận hàng. Chỉ có người được ghi tên trên vận đơn mới có thể nhận hàng từ người chuyên chở. Loại vận đơn này sẽ không có quyền chuyển nhượng bằng cách ký hậu. 
Vận đơn đích danh (Straight B/L)
Vận đơn vô danh là vận đơn mà ở ô “Consignee” được bỏ trống. Bất kỳ ai xuất trình được vận đơn này đều có thể nhận được hàng từ người chuyên chở. Do đó vận đơn loại này có thể chuyển nhượng cho người khác dễ dàng bằng cách trao tay.
Vận đơn vô danh (Bearer B/L)

Phân loại vận đơn dựa vào hành trình vận chuyển 

Vận đơn này áp dụng cho các trường hợp vận chuyển mà hàng hóa được vận chuyển thẳng 1 tuyển từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm đến cuối cùng mà không có chuyển tải ở dọc đường. 
Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)
Vận đơn áp dụng cho các trường hợp hàng hóa trong quá trình vận chuyển đến địa điểm đích sẽ phải chuyển tải dọc đường, hàng hóa sẽ được vận chuyển qua 2 hoặc nhiều phương tiện vận tải khác nhau. Trong vận đơn theo suốt sẽ có các điều khoản cho phép chuyển tải, có ghi rõ thông tin về địa điểm bốc hàng, địa điểm chuyển tải và địa điểm dỡ hàng.

Vận đơn đi suốt (Through B/L)
Vận đơn này sử dụng trong các trường hợp hàng hóa cần vận chuyển đến nơi đến cuối cùng bằng ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau, ví dụ vận tải kết hợp đường hàng không và đường biển. Trên vận đơn sẽ có ghi rõ nơi chuyển tải và phương thức vận tải sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Vận đơn đa phương thức (Multimodal transport B/L)

Phân loại dựa vào ghi chú trên vận đơn

Vận đơn hoàn hảo là vận đơn mà phần ghi chú không có đề cập đến tình trạng xấu của hàng hóa hoặc các vấn đề về bao bì bị hư hỏng.

Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L)
Là vận đơn mà phần ghi chú có đề cập đến tình trạng xấu của hàng hóa hoặc hư hỏng về bao bì. Ví dụ: Một số thùng hàng bị rò rỉ, một số bao hàng đã bị rách, có vài thùng hàng đã bị thấm nước,...
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)

Phân loại dựa vào tính pháp lý của vận đơn

Vận đơn được phát hành bởi các hãng tàu hoặc forwarder, có chữ ký bằng tay của đại lý/người vận chuyển. Bản gốc không chỉ có 1 mà có thể ký phát với số lượng theo nhu cầu sử dụng, thường là 3 bản gốc.

Khi thanh toán tiền hàng người bán cần xuất trình được đúng các vận đơn gốc cho người mua thì mới được thanh toán tiền hàng.
Vận đơn gốc (Original bill of lading)
Là bản được photo, scan, chụp,... từ bản gốc hoặc có chữ “copy” trên vận đơn. Chữ ký trên vận đơn bản sao không phải là chữ ký tay. Vận đơn bản sao không thể chuyển nhượng. 
Vận đơn bản sao (Copy bill of lading)

Một số loại vận đơn khác

Vận đơn thay đổi là loại vận đơn được cấp lại để thay đổi một số thông tin có trên vận đơn với mục đích là để phục vụ cho việc mua bán, chuyển nhượng hàng hóa. Việc cấp lại vận đơn sẽ do người giao hàng/người nắm giữ vận đơn yêu cầu và người vận chuyển chỉ ký phát lại khi đã thu hồi bộ vận đơn trước đó. 
Vận đơn thay đổi (Switch B/L)
Vận đơn cho bên thứ 3 ở phần người thụ hưởng thư tín dụng L/C sẽ để tên của một người khác, không trùng với tên người giao hàng. Đây là loại vận đơn sử dụng cho người xuất khẩu hàng hóa ủy thác qua một đơn vị xuất nhập khẩu khác. 
Vận đơn cho bên thứ 3 (Third party B/L)

Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết nội dung trên vận đơn

Vận đơn gồm thông tin chi tiết về người giao hàng, người nhận, phương tiện vận tải và hàng hóa. Để có thể kiểm tra vận đơn đường biển, đọc hiểu được nội dung của vận đơn bạn cần nắm được ý nghĩa của các thuật ngữ sau đây có trên vận đơn.
15:00
 1. Bill No. & LINES - Số vận đơn
Do người phát hành theo quy định. Số vận đơn sẽ dùng để tra cứu lô hàng, tra cứu vận đơn và khai báo hải quan.
2. Shipper - Người gửi hàng
Tên và địa chỉ của người giao hàng/ người xuất khẩu. 
3. Consignee - Người nhận hàng
Tên và địa chỉ người nhận hàng tùy thuộc vào quy định của B/L và phương thức thanh toán của hợp đồng ngoại thương quy định.
4. NOTIFY PARTY - Bên được thông báo
Nội dung ở đây thường sẽ được ghi là ‘Same as Consignee” tức là giống với người nhận hàng hoặc sẽ được ghi tên và địa chỉ của người khác do người nhập khẩu yêu cầu.
5. Vessel name & VOYAGE NO - Tên tàu
Tên riêng của tàu vận tải hàng hóa và mã hiệu riêng của chuyến hàng. Thông tin này sẽ được sử dụng để tra cứu lô hàng và khai báo hải quan.
6. Port of loading - POL - Cảng xếp hàng
Cảng xếp hàng lên tàu ở nước xuất khẩu hàng hóa. Ghi thêm Place of Receipt - Nơi nhận hàng khi địa điểm giao hàng trong nội địa.

7. Port of discharge - POD - Cảng dỡ hàng
Cảng dỡ hàng hóa xuống khỏi tàu ở nước nhập khẩu. Ghi thêm Place of Delivery - Nơi giao hàng đến khi địa điểm giao hàng trong nội địa.
8. PARTY TO CONTACT FOR CARGO RELEASE - Bên liên hệ để giải phóng hàng
Ghi tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của đại lý vận tải ở cảng đến.
9. Descriptions of goods - Mô tả hàng hóa
Ghi tên của hàng hóa, HS Code. 
10. Packages - Số kiện và cách đóng gói hàng hóa
Ghi thông tin số lượng thùng/kiện hàng, số lượng container sử dụng để chứa hàng hóa.
11. CONTAINERS NO. & SEAL NO. - Số container và số chì
Ghi thông tin mã container và mã niêm phong container hay còn gọi là số chì để phục vụ cho việc giao nhận hàng và khai báo hải quan.
12. GROSS WEIGHT & MEASUREMENTS - Khối lượng, thể tích
Ghi khối lượng cả bì và tổng thể tích của lô hàng.
17. Carrier’s signature - Chữ ký của người vận tải
Người vận tải ký và ghi đầy đủ họ tên của mình hoặc đại lý được ủy quyền để phát hành vận đơn.
13. FREIGHT AND CHARGES - Cước vận tải và Phụ phí
Ghi thông tin về việc đã trả tiền cước hoặc phải thu tiền cước.
14. ON BOARD DATE - Ngày hàng lên tàu
Ngày người xuất khẩu giao hàng cho người chuyên chở. Ngày này có thể khác với ngày phát hành vận đơn. 
15. Number of Original - Số bản vận đơn gốc
Ghi cụ thể số bản gốc của vận đơn được phát hành. Đây là yếu tố quan trọng vì sẽ liên quan đến việc chuyển nhượng vận đơn.
16. Place and date of Issue - Thời gian và địa điểm cấp vận đơn
Ghi ngày và tên thành phố phát hành vận đơn.
Trên đây là những nội dung cơ bản, giải đáp câu hỏi “Vận đơn là gì?” mà Tdimex muốn chia sẻ đến các bạn. Vận đơn là chứng từ quan trọng mà bất kỳ ai khi muốn học tập, theo đuổi ngành này phải nắm thật kỹ các kiến thức. Các bạn sinh viên muốn có lộ trình học xuất nhập khẩu, Logistics chuyên sâu, thực tế hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn chương trình học phù hợp nhất.

Trong hơn 7 năm qua Tdimex tự hào là đơn vị uy tín trong việc đào tạo nhân lực ngành Logistics cho thị trường cả nước. Đến với Trung tâm bạn sẽ được trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, học thực tế cùng thời gian thực hành dài để kể cả các bạn trái ngành cũng có thể tìm được công việc tốt sau khi tốt nghiệp. Đội ngũ giảng viên tại Trung tâm là các Thạc sĩ, Giáo sư giàu chuyên môn, có nhiều năm giảng dạy, tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó, học viên còn được đến các Doanh nghiệp để thực hành, được đi cảng biển, sân bay để tìm hiểu về môi trường, quy trình làm việc thực tế.

Tdimex cam kết chương trình học chất lượng, chuyên nghiệp, uy tín cho học viên với mức học phí hợp lý nhất. Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.