15h00
19/06/2023

Logistics là gì? Ngành học, lộ trình và cơ hội việc làm như thế nào?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng cũng được phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên phổ biến hơn. Vậy Logistics là gì? Gồm những hoạt động nào? Theo đuổi ngành Logistics nên học những gì? Cơ hội việc làm và thu nhập ra sao? Bài viết dưới đây Tdimex sẽ cùng các bạn tìm hiểu và giải đáp chi tiết các thắc mắc về ngành này.

Ngành Logistics là gì? Logistics có thể được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện lưu trữ hàng hóa và vận chuyển hàng hóa đến địa điểm tiêu thụ một cách hiệu quả, nhanh chóng, tối ưu chi phí nhất.

Ngành Logistics là gì? Phân biệt ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Các hoạt động của Logistics
Logistics là chuỗi các hoạt động trung gian để đưa sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) đến tay của người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất. Các hoạt động của Logistics sẽ bao gồm:
  • Vận tải hàng hóa xuất - nhập khẩu.
  • Quản lý đội tàu vận tải.
  • Quản lý kho bãi.
  • Quản trị tồn kho.
  • Hoạch định cung cầu.
  • Vận chuyển nguyên vật liệu.
  • Thu gom hàng hóa.
  • Đóng gói, xếp dỡ hàng hóa.
  • Dịch vụ khách hàng, chứng từ, thủ tục hải quan,...
Phân biệt ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) thường bị nhầm lẫn là một nhưng thực tế chúng lại khác biệt với nhau. Có thể nói Logistics là một mắt xích quan trong trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng. Bởi vì khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng bao gồm toàn bộ sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm, vận chuyển nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả nhất các yêu cầu của thị trường.
Một cơ sở đào tạo các lớp chuyên viên, nghiệp vụ Logistics uy tín, nổi tiếng tại TPHCM mà bạn có thể tham khảo là Trung tâm đào tạo Nguồn nhân lực Logistics Thành Đạt Tdimex. Các chương trình đào tạo tại đây bạn có thể tham khảo như: 
Monstera
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Quis id enim in nibh nec.
Cyatheaceae
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Quis id enim in nibh nec.
Học Logistics ở đâu? Lộ trình học thế nào?
Logistics là một ngành còn khá non trẻ tại Việt Nam hiện nay nhưng đang có xu hướng phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian gần đầy. Điều này đến từ một phần không nhỏ của các cơ sở giáo dục, đào tạo chuyên ngành Logistics một cách bày bản, chuyên nghiệp và chất lượng. Bạn có thể theo học chuyên ngành Logistics - Xuất nhập khẩu tại các trường Đại học - Cao đẳng hàng đầu tại nước ta hiện nay như:

1. Những nơi đào tạo Logistics uy tín hiện nay

  • Đại học Ngoại thương (TP.HCM, Hà Nội, Quảng Ninh)
  • Đại học Giao thông Vận tải (TP.HCM, Hà Nội)
  • Đại học Hàng hải Việt Nam
  • Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam
  • Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
  • Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. Hồ Chí Minh
  • Cao đẳng Tài chính Hải quan
Ngoài học chính quy tại các trường Đại học - Cao đẳng bạn cũng có thể học chứng chỉ Logistics - Xuất nhập khẩu tại các trung tâm đào tạo uy tín với các khóa học ngắn hạn, chi phí thấp. Ưu điểm của các khóa học này là đào tạo thực tế, đi ngay vào công việc, dễ dàng tiếp thu, học hỏi và có thể làm việc ngay tại doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp. Tại các trung tâm đào tạo chuyên sâu, uy tín cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm bạn sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu cùng thời gian thực hành nhiều để có kinh nghiệm làm việc thực tế.

Các khóa học này sẽ thích hợp cho các bạn sinh viên năm 3, 4 muốn có thêm các kỹ năng và kinh nghiệm, các bạn muốn nâng cao nghiệp vụ và những bạn học trái ngành, muốn chuyển qua làm mảng Logistics.

2. Lộ trình, chương trình học Logistics cơ bản

Logistics là ngành học với khối lượng kiến thức rộng lớn, nếu bạn chưa xác định được nghiệp vụ, vị trí công việc theo đuổi thì nên bắt đầu với chương trình học cơ bản gồm các kiến thức sau:
  • Tổng quan về Xuất nhập khẩu - Logistics
  • Incoterms 2010, 2020
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
  • Giao nhận vận tải và bảo hiểm hàng hóa
  • Thanh toán quốc tế
  • HS Code và cách tra mã, tính thuế hàng Xuất Nhập Khẩu
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
  • Thủ tục Hải quan và truyền tờ khai Hải quan trên phần mềm
  • Thực hành làm bộ chứng từ, tờ khai hải quan.
Bạn có thể tham khảo chi tiết các chương trình đào tạo Logistics ngắn hạn tại Trung tâm Tdimex tại: Chương trình Đào tạo

3. Những yêu cầu của ngành học Logistics bạn cần biết

Kiến thức về ngành Logistics rất đa dạng, rộng lớn với nhiều lĩnh vực như Incoterms, thuật ngữ chuyên ngành, kiến thức hải quan, luật, quy trình xuất nhập khẩu, phương thức vận tải, cước phí,... Để có thể làm tốt công việc bạn cần có đam mê, khả năng học hỏi và tiếp thu những cái mới.

Kiến thức về ngành Logistics

Ngành Logistics hoạt động và thay đổi theo thị trường liên tục do đó bạn cần có khả năng thích ứng tốt với những thay đổi, điều chỉnh để hoàn thành tốt các công việc.

Khả năng thích ứng linh hoạt

Có thể nói môi trường làm việc của ngành Logistics có nhịp độ nhanh và nhiều áp lực, có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiều bộ phận với nhau trong hệ thống công việc. Do đó bạn cần có khả năng chịu được các áp lực để có thể hoàn thành công việc tốt, xử lý các vấn đề phát sinh để đảm bảo tiến độ công việc. 

Khả năng chịu được áp lực công việc cao

Ngoại ngữ (thông thường là tiếng Anh) là một trong số các yêu cầu khi tuyển dụng đối với các vị trí Logistics. Tùy vào từng vị trí công việc mà yêu cầu trình độ ngoại ngữ sẽ khác nhau. Khả năng ngoại ngữ tốt sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi và cơ hội thăng tiến cao hơn.

Yêu cầu về ngoại ngữ

Nếu bạn muốn phát triển, có nhiều thành tựu trong lĩnh vực này thì bạn cần có một số tố chất để đáp ứng được các yêu cầu của ngành như sau:
Ngoài các kỹ năng trên, một chuyên viên logistics cũng cần có các kỹ năng khác như kỹ năng giải quyết vấn đề, quản lý và sắp xếp công việc hiệu quả, khoa học,... Từ các yêu cầu trên đây bạn có thể xem xét bản thân có phù hợp để theo đuổi ngành Logistics hay không. Khi đã xác định được mục tiêu bạn có thể bắt đầu xây dựng thói quen, các kỹ năng, chuyên môn để có thể phát triển bản thân theo mong muốn.

Học Logistics ra trường làm gì? Thu nhập và cơ hội phát triển như thế nào? 

Sau khi học chuyên ngành Logistics bạn có thể ứng tuyển cho nhiều vị trí công việc khác nhau như: 

1. Nhân viên vận hành kho (Warehouse staff)

  • Nhận đơn hàng và sắp xếp lịch vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu.
  • Thực hiện xếp lịch giao hàng một cách khoa học, hợp lý để tiết kiệm chi phí, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.
  • Quản lý, giám sát các công tác kiểm tra số lượng, chất lượng của hàng hóa từ lúc xuất kho đến khi đến tay của khách hàng.
  • Quản lý các hoạt động điều hành, bốc xếp và giao nhận hàng hóa.
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan như nhân viên vận tải, người chuyên chở, đối tác,... để giải quyết các vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến các hoạt động giao hàng.
  • Các công việc theo yêu cầu của cấp trên.
Mức lương của vị trí này dao động từ 8 - 12 triệu đồng đối với người mới tốt nghiệp. Tùy theo số năm kinh nghiệm và vị trí công việc mà mức lương sẽ tăng qua các năm.

2. Nhân viên kinh doanh (Sale Logistics) 

  • Tìm kiếm khách hàng mới, tư vấn các giải pháp, thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ logistics của công ty.
  • Duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ. Thực hiện chăm sóc khách hàng, thường xuyên gửi email, thông tin về các chính sách, ưu đãi cho khách hàng.
  • Mở rộng, tìm kiếm thêm đối tượng khách hàng cho công ty.
  • Hỗ trợ khách hàng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng các dịch vụ của Công ty.
Mức lương cơ bản cho vị trí này từ 7 - 15 triệu. Tuy nhiên mức lương của nhân viên kinh doanh thường không giới hạn, tùy theo hiệu quả làm việc bạn sẽ được hưởng khoản hoa hồng tương ứng.

3. Chuyên viên thu mua (Purchasing Staff)

  • Phối hợp với phòng sản xuất và phòng kế hoạch để lên kế hoạch thu mua hàng hóa/ nguyên vật liệu theo yêu cầu của công ty sao cho mua được hàng chất lượng, ph2u hợp với chi phí hợp lý nhất.
  • Lên đơn đặt hàng, quản lý quá trình mua hàng và đánh giá lại sau cùng.
  • Cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà cung cấp để thực hiện quá trình mua hàng.
  • Theo dõi đơn hàng, xác nhận các mốc thời gian giao nhận hàng, chi phí thanh toán.
  • Cập nhật, đánh giá đơn hàng cho đến khi kết thúc, đảm bảo đơn hàng tuân thủ theo như các thỏa thuận trong hợp đồng.
Mức lương cho vị trí này với người có kinh nghiệm 1 - 2 năm là 8 - 15 triệu đồng. Theo kinh nghiệm, kỹ năng và năng lực làm việc mà mức lương sẽ tăng dần. Đây là vị trí mà nhiều người hướng tới khi theo học ngành Logistics. 

4. Nhân viên hải quan (Customs Clerk)

  • Kiểm tra các giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu đảm bảo hợp lệ, đúng quy định, đúng pháp luật.
  • Kiểm tra, đảm bảo hàng hóa hợp pháp. Thực hiện phân luồng cho hàng hóa.
  • Phối hợp, hướng dẫn cho các nhân viên hiện trường làm các thủ tục thông quan hàng hóa.
  • Các công việc khác liên quan đến khai báo hải quan.
Mức lương cơ bản cho vị trí này là từ 7 - 10 triệu đồng. Đây là vị trí công việc có yêu cầu về tiếng anh, ngoại ngữ. Tùy vào kinh nghiệm và năng lực bạn có thể phát triển và tiến xa hơn ở vị trí này. 

5. Nhân viên cảng vụ

  • Thực hiện các công tác kiểm tra an toàn lao động, công cụ xếp dỡ trước khi làm hàng.
  • Quản lý, kiểm soát các thiết bị, băng tải trong quá trình vận hành.
  • Bố trí tàu ra vào cảng hợp lý.
  • Điều động phương tiện và công nhân để bốc xếp hàng hóa.
  • Lập biên bản khi có sự cố xảy ra.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh và thực hiện những yêu cầu khác từ phát sinh tại cảng vụ.
Mức lương của vị trí này là từ 7 - 15 triệu đồng. Khi làm việc tốt, hiệu quả, đủ kinh nghiệm bạn có thể tiến lên vị trí cao hơn ở công việc này với mức thu nhập ổn định. 
Sau khi tốt nghiệp, các bạn sinh viên có thể ứng tuyển vào làm việc tại các công ty dịch vụ Logistics, công ty dịch vụ vận tải, giao nhận hoặc tại các công ty sản xuất hàng xuất nhập khẩu,... Môi trường làm việc trong lĩnh vực Logistics rất đa dạng, tùy vào nhu cầu, năng lực của bản thân mà bạn có thể lựa chọn vị trí công việc phù hợp nhất với mình.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã có được những thông tin hữu ích, hiểu rõ hơn về ngành Logistics và tìm được định hướng cho bản thân. Nếu bạn đang quan tâm đến các chương trình học Xuất nhập khẩu - Logistics, cần được tư vấn và hỗ trợ thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn tốt nhất. Tdimex tổ chức khai giảng các lớp XNK - Logistics hàng tháng cho học viên với chương trình học chất lượng, chuyên sâu.