11h00
26/11/2023

Hợp đồng thuê tàu chuyến là gì? Nội dung và quy định của hợp đồng

Hợp đồng thuê tàu chuyến là văn bản pháp lý quan trọng khi tiến hành thuê tàu chuyến để vận chuyển hàng hóa. Vậy hợp đồng thuê tàu chuyến là gì? Trên hợp đồng có những nội dung gì? Những điểm nào cần lưu ý để khi thỏa thuận, ký kết hợp đồng? Hãy cùng Tdimex giải đáp những thắc mắc trên quá bài viết ngay sau đây. 
Hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party) là hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển được ký kết giữa chủ tàu (người chuyên chở) và người thuê tàu (chủ hàng). Trong đó, chủ tàu cam kết vận chuyển hàng hóa từ cảng đi đến một hoặc một số cảng đến khác và giao cho người nhận hàng, người thuê tàu sẽ cam kết thanh toán cước phí đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu.

Người chuyên chở có thể là chủ tàu hoặc có thể là người thuê lại tàu để chở hàng lấy cước. Người thuê tàu có thể là người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy theo điều kiện giao hàng (incoterms) áp dụng trong hợp đồng ngoại thương.

Hợp đồng thuê tàu chuyến là gì? Vai trò của các bên

Trên thực tế thì có rất ít người thuê tàu trực tiếp với người chuyên chở mà thường thông qua các đại lý, nhà môi giới để thuê tàu. Những người thuê tàu thường không có nghiệp vụ chuyên môn, không am hiểu về luật hàng hải,... nên cần nhờ bên môi giới để thương thảo, ký kết hợp đồng, đảm bảo quyền lợi cho mình và tránh được các sai sót ảnh hưởng về sau.
Hợp đồng thuê tàu chuyến thường được soạn theo một số mẫu có sẵn của các tổ chức hàng hải. Nhưng cơ bản, nội dung của hợp đồng cần phải có các nội dung chính sau đây: 

Nội dung về các bên của hợp đồng

Thông tin đầy đủ về các bên có trong hợp đồng gồm: 

Quy định về hàng hóa

Nội dung hợp đồng quy định rõ các thông tin về hàng hóa gồm:

Quy định về cảng bốc/dỡ hàng

Hai bên sẽ thỏa thuận và thống nhất với nhau về việc cảng bốc/cảng dỡ hàng là cảng cụ thể, xác định chính xác hoặc chỉ ghi cụm cảng/khu vực cảng.

Nội dung cơ bản trong hợp đồng thuê tàu chuyến

  • Chủ tàu (người chuyên chở): Shipping line hoặc Shipping owner
  • Người thuê tàu (chủ hàng): Charter
  • Người môi giới: Broker (có thể có)
  • Tên hàng hóa, loại bao bì, cách đóng gói, các đặc điểm của hàng hóa.
  • Số lượng, khối lượng, trọng lượng hoặc thể tích của hàng hóa.
Nếu vận chuyển 2 loại hàng hóa khác nhau trên cùng 1 chuyến tàu thì phải ghi chú rõ để thuận tiện cho các công việc sau này.

Người thuê tàu sẽ có trách nhiệm sắp xếp toàn bộ hàng hóa đã báo với chủ tàu lên tàu. Trong trường hợp số hàng hóa xếp lên tàu ít hơn số lượng đã thông báo ban đầu thì chủ tàu sẽ thu tiền cước khống, ngược lại khi chủ tàu không thế nhận hết số lượng hàng hóa thì chủ hàng có thể đòi bồi thường về những chi phí liên quan khi phải bỏ hàng lại.
  • Quy định 1 cảng bốc/dỡ hàng duy nhất thì hợp đồng ghi: loading port và discharging port
  • Quy định 1 cụm cảng bốc/dỡ hàng thì hợp đồng ghi: range of loading port và range of discharging port.
Việc xác định cảng bốc/dỡ hàng là 1 cảng duy nhất hay một cụm cảng tùy thuộc vào tải trọng của tàu, tập quán bốc/dỡ hàng, địa hình cảng, cơ sở vật chất của hệ thống cảng,... Tuy nhiên cần lưu ý rằng khi ghi cụm cảng thì sẽ có nhiều rủi ro cho cả 2 bên vì một số cước có thể phát sinh thêm như chi phí vận chuyển hàng nội địa, chi phí vận tải luồng lạch sông,... do vị trí bốc/dỡ hàng chính xác nằm ngoài dự trù.

Quy định về thời gian tàu đến cảng bốc hàng

Hai bên có thể thỏa thuận với nhau và quy định chính xác ngày tàu đến cảng hoặc quy định một khoảng thời gian, khung thời gian cố định hoặc có quy định riêng phù hợp với cả 2. Trong một vài trường hợp đặc biệt, hàng cần gửi gấp và tàu cũng đã sẵn sàng thì chủ hàng có thể thỏa thuận với chủ tàu: 
  • Tàu đến cảng bốc hàng trong một vài ngày ngay sau khi ký hợp đồng.
  • Tàu sẽ đến cảng bốc hàng trong ngày ký hợp đồng.
  • Tàu sẽ đến cảng bốc hàng vào thời gian cụ thể trong ngày sau khi ký hợp đồng.
Trong một số quy định, nếu tuần đến trước thời gian bốc hàng quy định thì chủ hàng không nhất thiết phải giao hàng. Nhưng nếu chủ hàng giao hàng khi tàu đến sớm thì thời gian làm hàng (laytime) sẽ được tính. Khi tàu đến đúng thời gian quy định nhưng chủ hàng chưa có hàng để giao thì số ngày tàu phải chờ sẽ được tính vào laytime.

Chủ hàng có thể thỏa thuận với chủ tàu sẽ hủy hợp đồng thuê tàu nếu tàu không đến bốc hàng vào ngày được quy định trong hợp đồng. Nhưng thực tế điều này rất ít khi xảy ra và chủ hàng thường linh động thỏa thuận để có thể hợp tác với nhau một cách tốt nhất.

Quy định về thanh toán và cước phí

Cước phí thường được tính theo 2 cách như sau: 
  • Trường hợp hàng không đầy tàu: chở bao nhiêu tính bấy nhiêu, số lượng hàng hóa dùng làm căn cứ tính cước có thể là số lượng hàng ở cảng đi hoặc ở cảng đến.
  • Trường hợp thuê bao nguyên chuyến: cước phí được tính cho cả con tàu, số lượng hàng chỉ cần nằm trong mức tải trọng cho phép của con tàu.
Thanh toán cước phí:
  • Trả trước (trả tại cảng bốc hàng): Thường áp dụng khi người thuê tàu là nhà xuất khẩu. Người bán hàng cần hoàn thành việc trả tiền cước thì hãng tàu mới phát hành vận đơn gốc và chở hàng đi.
  • Trả sau (trả tại cảng dỡ hàng): Thường áp dụng khi người thuê tàu là nhà nhập khẩu. Khi tàu đến cảng đích, người thuê tàu phải trả tiền cước thì hãng tàu mới cho nhận hàng.

Quy định về chi phí bốc dỡ hàng tại cảng đến và cảng đi

Chi phí bốc dỡ hàng hóa tại cảng đến và cảng đi có thể bao gồm hoặc không bao gồm trong cước phí vận chuyển. Trong trường hợp chi phí này tính riêng chủ hàng và chủ tàu phải thỏa thuận riêng với nhau và quy định cụ thể trong hợp đồng thuê tàu để tránh những rắc rối không đáng có sau này. Một số điều kiện thường được áp dụng trong hợp đồng thuê tàu chuyến như sau:
  • Free in (FI): Chủ tàu chịu chi phí dỡ hàng tại cảng đến, miễn chi phí bốc hàng ở cảng đi. Cần ghi thêm “Free in and Stowage” (FI.S) hoặc “Free in and Trimming” (FI.T) để cụ thể hơn về chi phí sắp xếp và san hàng.
  • Free out (FO): Chủ tàu chịu chi phí bốc hàng tại cảng đi, miễn chi phí dỡ hàng tại cảng đến. Chủ hàng sẽ là người chi trả chi phí dỡ hàng từ hầm tàu tại cảng.
  • Free in and out (FIO): Chủ tàu được miễn chi phí bốc hàng và dỡ hàng tại cảng. Nếu miễn thêm phí sắp xếp hoặc san hàng thì ghi FI.O.S hoặc FI.O.T

Quy định về thời gian bốc dỡ hàng 

Thời gian bốc dỡ hàng hóa bao gồm thời gian bốc hàng tại cảng đi và dỡ hàng xuống khỏi tàu ở càng đến, khoảng thời gian này sẽ do 2 bên thỏa thuận với nhau. Nếu chủ hàng có thể hoàn thành việc bốc dỡ hàng sớm hơn thời gian cho phép thì sẽ được hưởng tiền thưởng dỡ hàng nhanh, gọi là Despatch money, ngược lại sẽ bị phạt, gọi là Demurrage. Mức tiền phạt thông thường sẽ luôn cao gấp 2 lần mức tiền thưởng.

Thời gian bốc và dỡ hàng có thể tính riêng hoặc gom chung, tùy vào thỏa thuận của 2 bên. Ngoài ra khái niệm về “ngày” trong việc bốc dỡ hàng cần được ghi rõ, chính xác để tránh các hiểu lầm, tranh cãi không đáng có khi xảy ra vấn đề sau này.

Quy định về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người chuyên chở

Chủ hàng và chủ tàu thỏa thuận, quy định cụ thể trách nhiệm và miễn trách nhiệm đối với người chuyên chở trong các trường hợp như hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trong quá trình vận chuyển.
Trên đây là những nội dung chính về hợp đồng thuê tàu chuyến. Hy vọng những chia sẻ của Tdimex đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích và thiết thực nhất. Nếu bạn có nhu cầu học sâu hơn về xuất nhập khẩu, chứng từ thực tế thì hãy tham khảo các khóa học của Tdimex. Trung tâm chuyên đào tạo các khóa học về xuất nhập khẩu - Logistics ngắn hạn, đào tạo chuyên sâu và thực chiến giúp học viên có thêm nhiều kiến thức thực tế đáp ứng cho nhu cầu của thị trường lao động hiện nay. 100% học viên của Trung tâm đều có thể tìm được công việc tốt sau khi hoàn thành khóa học với mức lương x2, x3 so với bình thường. 

Tdimex cam kết mang đến các chương trình học chất lượng, chuyên sâu với nội dung cô đọng nhất. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức các nội dung học thực tế, mời các giảng viên là nhân viên cốt cán của các Doanh nghiệp về giảng các nội dung thực tế, ví dụ cụ thể những trường hợp trong thực tiễn công việc thường ngày. Từ đó học viên có cái nhìn sâu hơn về ngành, có thêm trải nghiệm và tăng khả năng cạnh tranh khi tìm việc. 

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất! 

Xem thêm: Các thuật ngữ về cước vận chuyển trong hợp đồng thuê tàu chuyến