11h00
19/09/2023

Các loại phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu - Logistics hiện nay 

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa ngoài những khoản phí bắt buộc thì vẫn còn nhiều loại phụ phí khác nhau trong quá trình vận tải hàng hóa. Đối với từng trường hợp cụ thể sẽ được áp thêm các khoản phụ phí tương ứng. Hãy cùng Tdimex tìm hiểu chi tiết về các loại phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu qua bài viết dưới đây để biết khi xuất nhập khẩu một lô hàng bạn cần bỏ ra những khoản phí nào.

Phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu là gì? 

Phụ phí là những khoản phí phát sinh thêm mà nhà vận chuyển thu thêm của chủ hàng do các trường hợp phát sinh thêm trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Các khoản phụ phí được thu với mục đích chính là để bù đắp vào các khoảng phát sinh do chi phí vận tải, nhiên liệu, xếp dỡ, vệ sinh,... Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần lưu ý đến các khoản phụ phí này trong các hoạt động Logistics để tránh trường hợp bị thu nhưng không rõ lý do.

Phụ phí vận chuyển được chia thành 2 loại:
  • Local Charges: phụ phí địa phương, do các forwarder thu của nhà xuất/nhập khẩu.
  • Phụ phí cước vận chuyển do hãng tàu thu.
Các khoản phụ phí này sẽ thay đổi khác nhau tùy vào từng thời điểm trong năm, tùy theo quãng đường vận chuyển và quy định của từng hãng tàu.

Tổng hợp các từ viết tắt trong ngành xuất nhập khẩu

Dưới đây là tổng hợp hơn 20 loại phí và phụ phí xuất nhập khẩu cơ bản nhất để bạn tham khảo cho một lô hàng xuất nhập khẩu:
Phí cầu cảng là phụ phí dùng để trả cho hoạt động vận chuyển các container từ bãi xe xuống tàu hoặc ngược lại và sẽ được thu tại địa điểm xuất phát của lô hàng hóa. Phí này sẽ được thu dựa vào số lượng container và loại container.
Tại điểm đến bạn cũng sẽ phải trả một khoản phí cầu cảng khác là THD, chi trả cho nhân công và trang thiết bị, bến bãi đề chuyển hàng hóa từ trên tàu xuống bãi.
Phí phát hành vận đơn sẽ được thu dựa trên số bộ vận đơn được phát hành. Phí này sẽ thu tại điểm xuất phát của lô hàng. 
Phí được thu dựa trên số lượng container và thu tại điểm xuất phát của lô hàng. Khoản ph1i này được thu để chi trả cho việc mua seal để niêm phong lại các container. Mỗi seal sẽ được ghi một số hiệu cụ thể và độc nhất để thuận lợi hơn trong việc theo dõi, kiểm soát hàng hóa. Đây cũng là dấu hiệu để phía hải quan có thể theo dõi, quản lý, ngăn chặn tình trạng buôn lậu hàng hóa. 

1. THC - Terminal Handling Fee - Phí cầu cảng

2. Seal Fee - Phí niêm phong chì

3. B/L Fee - Phí phát hành B/L

D/O Fee là một trong các loại phí trong xuất nhập khẩu thường gặp nhất. Phí phát hàng D/O được thu tại địa điểm xuất phát và cũng thu dựa trên số bộ D/O /lô hàng.
Phí này thường thu ở các lô hàng LCL và sẽ thu theo số cbm của lô hàng. Phí này chi trả cho việc vận chuyển hàng container vào kho CFS để thực thiện các công thực hiện các công việc khác của chủ hàng. 
CCF là phí gì? CCF là phí vệ sinh, tức chi phí dùng để chi trả cho việc vệ sinh, làm sạch container, được tính dựa trên số lượng container.

4. D/O Fee - Phí phát hành Delivery Order

5. CCF - Cleaning Container Fee - Phí vệ sinh Container 

6. CFS Fee - Container freight station fee - Phí khai thác hàng lẻ

7. Phí gửi thông tin SI trễ

Hãng tài sẽ có thời hạn cụ thể để nhà xuất khẩu gửi cho họ các thông tin cần thiết có trên Bill, nhưng nếu đã đến hạn mà vẫn chưa gửi thì phía nhà xuất khẩu sẽ phải đóng thêm khoản phí SI này. Phí này sẽ được thu tại cảng đi trên mỗi lô hàng. 

8. DEM - Demurrage - Phí lưu container tại bãi của cảng

9. DET - DETENTION - Phí lưu container tại kho riêng của chủ hàng

10. STORAGE - Phí lưu bãi của cảng

Mỗi lô hàng container đều sẽ có số ngày cho phép lưu cont tại cảng, nhưng khi đã hết ngày phép thì sẽ phải thu thêm các khoản phí này. 3 Loại phí này đều là phí lưu container tại kho, bãi, tuy nhiên cách tính phí và người thực hiện thu phí này sẽ khác nhau.
Xem video giải thích chi tiết về cách tính 3 loại phí trên tại kênh youtube Tdimex: HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH PHÍ DEM - DET - STORAGE CHÍNH XÁC NHẤT

11. GRI - General Rate Increase - Phụ phí tăng giá cung

Một trong các loại phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu thường gặp là GRI. Đây là khoản phụ phí cước vận chuyển thường chỉ xảy ra vào giai đoạn cao điểm mùa vận chuyển trong năm.

12. PCS - Port Congestion Surcharge - Phụ phí tắc nghẽn tại cảng

Phụ phí tắc nghẽn cảng áp dụng khi cảng đi hoặc cảng đến xảy ra tình trạng tắc nghẽn khiến con tàu bị chậm trễ làm phát sinh thêm nhiều chi phí xuất nhập khẩu khác. Phí này chủ hàng sẽ đóng cho chủ tàu. 

13. BAF - Bunker Adjustment Factor - Phụ phí nhiên liệu

Khoản phí này dùng để bù đắp cho giá nhiên liệu ở mỗi cảng ghé qua trên tuyến đường vận chuyển là khác nhau. Các hãng tàu sẽ thu khoản phụ phí này để cân đối lại chi phí vận chuyển.

14. CAF - Currency Adjustment Factor - Phụ phí biến động tỷ giá

Phụ phí này do các hãng tàu thu của các chủ hàng để bù đắp vào chi phí phát sinh do những biến động về tỷ giá ngoại tệ. 

15. CIC - Container Imbalance Charge - Phí phụ trội hàng nhập

Phí CIC trong xuất nhập khẩu là gì? Đây là phụ phí cước biển do các hãng tàu thu khi có phát sinh việc vận chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi đang thiếu.

16. Phí chạy điện

Phụ phí điện là một trong các loại phí trong xuất nhập khẩu áp dụng cho hàng lạnh vì phải cắm điện vào container để giữ cho nhiệt độ của hàng lạnh luôn được ở mức ổn định.

17. COD - Change of Destination - Phí thay đổi cảng đích

Trong trường hợp các chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích thì phải đóng thêm khoản phụ phí này cho hãng tàu để bù đắp các chi phí phát sinh về xếp dỡ hàng hóa, phí lưu container, phí vận chuyển đường bộ,...

18. Phí Handling - Phụ phí xử lý hàng hóa

Phí Handling là phụ phí xử lý hàng hóa do các hãng forwarder thu của các chủ hàng để bù đắp cho các chi phí khác liên quan đến việc xử lý hàng hóa như phí giao dịch với hãng tàu, phí làm thủ tục,....

19. ISF - Importer Security Filing - Phụ phí kê khai an ninh cho nhà nhập khẩu

Đây là phụ phí kê khai thông tin danh cho nhà nhập khẩu cho hải quan Mỹ khi thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa qua nước này.

20. O/F - Ocean Freight - Cước đường biển

Phí Ocean Freight là gì? O/F là một trong các loại phí trong logistics bắt buộc đối với vận tải đường biển. Đây là chi phí vận tải hàng hóa đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích.
Ngoài các loại phí và phụ phí xuất nhập khẩu như trên vẫn còn 1 số loại phụ phí khác như sau:
  • DDC - Destination Delivery Charge - Phụ phí giao hàng tại cảng ở Mỹ
  • ISPS - International Ship and Port Facility Security - Phụ phí an ninh
  • LSS - Low Sulphur Surcharge - Phụ phí giảm thải lưu huỳnh
  • PCS - Panama Canal Surcharge - Phụ phí qua kênh đào Panama
  • SCS - Suez Canal Surcharge - Phụ phí qua kênh đào Suez
  • SSC - Security Surcharge - Phí an ninh đường hàng không
Một số loại phí áp dụng riêng cho từng nước khi thực hiện khai báo hải quan điện tử hàng xuất nhập khẩu qua nước đó như: 
  • AMS - Áp dụng cho hàng đi Mỹ, Canada.
  • AFR - Áp dụng cho hàng đi Nhật.
  • AFS - Áp dụng cho hàng đi Trung Quốc.
Trên đây là tổng hợp các loại phí và phụ phí trong xuất nhập khẩu phổ biến nhất mà bạn nên biết khi có hàng hóa cần xuất nhập khẩu. Mỗi loại phí sẽ có cách tính cụ thể và báo giá tùy thuộc vào phí nhà vận chuyển hoặc forwarder. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Tdimex đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về lĩnh vực xuất nhập khẩu - Logistics.

Nếu bạn đang học xuất nhập khẩu hay Logistics thì các loại phí và cách tính phí này là không thể thiếu. Tham gia ngay các khóa học của Tdimex để vững vàng kiến thức và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Chương trình học của chúng tôi được xây dựng với lý thuyết được rút gọn, nhiều thời gian để thực hành và ứng dụng thực tế giúp học viên có thể nhớ lâu và hiểu bài một cách tốt nhất. Đội ngũ giảng viên tại trung tâm là các chuyên gia trong ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, mang đến cho các bạn học viên những kiến thức thực tế, dễ dàng áp dụng ngay vào thực tế tại Doanh nghiệp khi các bạn đi làm. 

Trung tâm chiêu sinh các lớp xuất nhập khẩu vào hàng tháng, liên hệ với chúng tôi theo hotline 038.539.0088 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.