15h00
01/06/2023

Tranh chấp về thưởng phạt xếp dỡ? Hiểu đúng để tránh kiện tụng

Phí xếp dỡ hàng hóa là một phần trong hợp đồng thuê tàu bên cạnh nhiều loại cước phí khác. Trong hợp đồng hiện nay các bên sẽ có các điều khoản thỏa thuận cụ thể về chi phí, thời gian làm hàng và thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa. Tuy nhiên đây lại là vấn đề dễ phát sinh tranh chấp. Cùng TDimex tìm hiểu thông tin chi tiết về quy định cũng như các phân tích dưới đây.
Ngày theo lịch quy định.
Days (Ngày)
Ngày liên tục theo lịch kể các các ngày thứ 7, chủ nhật, lễ tết.
Running days (Ngày liên tục)
Tức là chỉ tính những ngày thời tiết tốt, thuận lợi cho việc bốc, dỡ hàng hóa, những ngày có thời tiết xấu (mưa, gió, bão, thiên tai,...) không thể tiến hành công việc sẽ không được tính.
Weather working days (Ngày làm việc tốt trời)
Ngày nghỉ này sẽ theo quy định của từng nước, thường là ngày chủ nhật. Ngày này vẫn có thể tiến hành xếp dỡ hàng hóa tùy vào điều khoản quy định trong hợp đồng.
Sundays (Ngày nghỉ cuối tuần)
Ngày lễ này sẽ bao gồm những ngày lễ của quốc gia đó và cả những ngày lễ quốc tế. Những ngày nghỉ này thường không có làm việc nhưng hợp đồng vẫn có thể quy định đây là ngày làm việc. 
Holidays (Ngày lễ)
Các khái niệm về “ngày” khác nhau trong hợp đồng thuê tàu là vấn đề rất dễ gây ra tranh chấp giữa các bên. Khái niệm này được hiểu theo các nghĩa sau đây:

Các quy định về cách tính thời gian xếp - dỡ hàng hóa

Ngày làm việc chính thức theo quy định của pháp luật (6 ngày làm việc, không gồm thứ 7, chủ nhật, lễ tết). 
Working days (Ngày làm việc)
Working days có cách dùng với nghĩa khác nhau mà bạn cần lưu ý:
      Chỉ có cụm từ “working days” trong hợp đồng: Tức là ngày làm việc 8 giờ hoặc số giờ làm việc theo quy định pháp luật của cảng tại quốc gia đó.
     Có “Working days of 24 consecutive hours” trong hợp đồng: Tức là ngày làm việc liên tục 24 giờ, được tình từ 0 giờ nửa đêm đến 0 giờ ngày hôm sau. Lưu ý rằng theo tập quán cụm từ ngày sẽ được hiểu là ngày làm việc 24 giờ kể cả các ngày nghỉ, thứ 7, chủ nhật và lễ tết.
WWDSHEXUU (weather working days of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted, unless used): Ngày làm việc tốt trời, làm liên tục trong 24 giờ, không bao gồm ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ, kể cả khi được sử dụng.

SHEXUU (Sundays, holidays excepted both and even if used): Không tính ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ trừ khi chúng được sử dụng.

Có thể thấy cách tính thời gian xếp dỡ hàng rất khác so với cách hiểu thông thường. Mỗi cách ghi sẽ có lợi hơn cho 1 bên, hãng tàu hoặc người thuê tàu. Khi thỏa thuận về hợp đồng 2 bên sẽ thống nhất, ghi cụ thể cách tính ngày làm việc, thời gian để tránh tranh chấp về chi phí và vấn đề thưởng phạt về sau.

WWDSHEXUU và SHEXUU nghĩa là gì? 

Các quy định về thưởng phạt xếp dỡ 

Quy định về thưởng phạt xếp dỡ có:
Thưởng xếp dỡ hàng nhanh (Despatch money): Người đi thuê tàu sẽ được thưởng tiền khi hoàn thành công việc xếp hoặc dỡ hàng hóa sớm hơn thời hạn quy định.

Phạt xếp dỡ hàng chậm (Demurrage money): Người thuê tàu sẽ bị phạt tiền nếu không hoàn thành việc xếp hoặc dỡ hàng hóa trong khoản thời gian quy định.

Thông thường, mức tiền phạt có thể cao gấp 2 lần mức tiền thưởng.
Nguyên tắc trong thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa là:

Once on demurrage, always on demurrage: Nghĩa là một khi bị phạt thì luôn luôn bị phạt. Có nghĩa là sau khi khoảng thời gian cho phép (laytime) theo quy định của hợp đồng để xếp/dỡ hàng hóa kết thúc thì người thuê tàu phải trả tiền phạt cho chủ tàu cho những ngày chậm trễ tiếp theo mà tàu phải neo đậu lại để hoàn thành quá trình xếp/dỡ hàng hóa. Những ngày tiếp theo này bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày thời tiết xấu mà đáng lẽ được miễn trừ.

Ví dụ: Thời gian cho phép trong hợp đồng là 12 ngày để hoàn thành việc xếp và dỡ hàng hóa. Nhưng số ngày này đã được dùng hết cho việc xếp hàng tại cảng, do đó khi tàu đến cảng dỡ hàng là đã bị phạt, và khi đã phạt thì không cần trao thông đạt NOR (thông báo tình trạng sẵn sàng của hàng hóa cho việc xếp/dỡ) nữa.
Tiền thưởng chia thành 2 trường hợp:

For all time saved: Thưởng cho tất cả thời gian tiết kiệm được, tính cả ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần.

For working time saved/on all laytime saved: Thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được, không tính ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần.

Thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa là vấn đề phức tạp và rất dễ xảy ra tranh chấp nếu không được tính toán kỹ và thống nhất rõ ràng giữa 2 bên. Do đó khi đi thuê tàu cũng như cho thuê tàu cần có những quy định chặt chẽ, chi tiết trong hợp đồng để có lợi nhất cho mình, tránh những thiệt hại và tranh chấp về sau.

Các ví dụ về tranh chấp về thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa

Cùng TDimex tham khảo các trường hợp điển hình của các vụ tranh chấp thưởng phạt xếp dỡ dưới đây để hiểu rõ hơn về các quy định và rút kinh nghiệm khi thương thảo, ký kết hợp đồng thuê tàu.

Lúc 14h ngày 04/08/2000 tàu Wintec cập cảng Gò Gia và trao NOR, quá trình dỡ hàng bắt đầu vào 22h cùng ngày. Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng hóa, người thuê tàu yêu cầu người chuyên chở thưởng xếp dỡ nhanh. Người chuyên chở tính tiền thưởng như sau:

- Thời điểm bắt đầu dỡ hàng: 22h ngày 04/08/2000
- Thời điểm kết thúc dỡ hàng: 4h50p ngày 11/08/2000
- Tổng thời gian dỡ hàng: 150h50 phút
- Ngày mưa: 11h17p
- Thời gian dỡ hàng thực sự: 139h33p (tức 5.81 ngày)

Theo quy định trong hợp đồng:
- Lượng dỡ hàng: 30.000 MT
- Tỷ lệ dỡ hàng: 3000 MT/ngày
- Thời gian dỡ hàng quy định: 240 giờ (tức 10 ngày)

Như vậy:
- Thời gian được thưởng dỡ nhanh sẽ là 100h67p (tức 4.19 ngày)
- Tiền thưởng dỡ nhanh sẽ được tính: 4.19 ngày x 3000 = 12.570 USD.

Tuy nhiên người thuê tàu không đồng ý với cách tính của người chuyên chở vì cho rằng theo quy định của hợp đồng thời gian dỡ hàng là 10 ngày làm việc tốt trời, không tính ngày lễ và ngày cuối tuần kể cả khi có dùng. Quá trình dỡ hàng bắt đầu từ lúc 22h ngày 04/08/2000, nếu tính từ thời điểm này cho 10 ngày làm việc liên tục tốt trời thì thời gian hoàn thành sẽ rơi vào lúc 9h17p ngày 16/8 (có 1 ngày chủ nhật và 11h17p mưa, thời tiết xấu). Do quá trình dỡ hàng diễn ra nhanh chóng nên tàu rời cảng sớm vào 4h30p ngày 11/08/2000. Do đó khoảng thời gian được thưởng phải tính thêm ngày chủ nhật, số tiền thưởng sẽ là 15.570 USD.

Hai bên đã không đồng nhất cách tính và tranh cãi khá lâu vẫn không đưa ra được sự thống nhất nên đã nhờ đến luật pháp. Phần thắng thuộc về phía người chuyên chở.

Nguyên nhân dẫn đến sự tranh chấp như trên là vì trong hợp đồng thuê tàu 2 bên đã không quy định rõ mức thưởng cho thời gian nào “for all time saved” hay “for working time saved”. Nếu:
- For all time saved (toàn bộ thời gian tiết kiệm được): Thì yêu cầu của người thuê tàu là đúng, mức thưởng sẽ bao gồm cả những ngày cuối tuần, lễ.
- For working time saved (thời gian làm việc tiết kiệm được): Thì người chuyên chở sẽ đúng, mức thưởng sẽ chỉ tính trên những ngày làm việc theo luật định.
Nếu ngay từ đầu 2 bên đã có những thống nhất rõ ràng trong hợp đồng thì những tranh chấp thưởng phạt xếp dỡ đã không xảy ra.

Hợp đồng thuê tàu có các điểm đáng chú ý sau:

Điều 15 quy định:
- Tại cảng dỡ hàng, người thuê tàu có quyền hun sấy các hầm tàu hoặc hàng hóa, chi phí này sẽ do người thuê chịu, thời gian hun sấy sẽ không tính vào laytime.
- Thuyền trưởng phải hợp tác với người thuê tàu để công việc này được tiến hành tốt nhất.

Điều 13 quy định:
- Tốc độ dỡ hàng là 1500 tấn/ngày làm việc tốt trời liên tục 24h, không tính ngày lễ, ngày cuối tuần dù có làm.
- Thời gian dỡ hàng sẽ bắt đầu vào lúc 13h cùng nếu NOR được trao vào buổi sáng và bắt đầu vào 8h30 sáng ngày hôm sau nếu NOR được trao vào buổi chiều.

Điều 14 quy định:
- Thời gian chờ cầu, di chuyển được tính như thời gian dỡ hàng.
- Thời gian làm hàng sẽ được tính ngay khi tàu vừa đến cảng, bất kể tàu đã vào cầu hay chưa (trong trường hợp tàu dỡ hàng ở cảng thứ 2).

Điều 16 quy định:
- Mức phạt xếp/dỡ hàng chậm: 7.500 USD/ngày
- Mức thưởng xếp/dỡ hàng nhanh: 3750 USD/ngày

Theo như hợp đồng, laytime gồm 18 ngày, 11h12p và hết hạn lúc 0h12p ngày 26/11/1993, tuy nhiên, lúc này tàu vẫn phải đợi ngoài phao chờ, chưa vào cầu. Chủ hàng tiến hành hun sấy hàng từ trong 16 ngày 6 giờ, từ ngày 9 - 25/11/1993, thời điểm này tàu vẫn chưa vào cầu.

Ngày 6/12/1993 tàu mới được vào cầu dỡ hàng và hoàn tất việc dỡ hàng vào ngày 10/12/1993.

Dỡ hàng chậm hơn thời hạn quy định trong hợp đồng nên phía chủ tàu đòi người thuê số tiền phạt là 338.635 USD cho 45 ngày 3h38p dỡ hàng chậm. Tuy nhiên phía người thuê không đồng ý với cách tính trên do phải loại trừ đi 16 ngày 6 giờ hun sấy hàng hóa theo như điều 15 của hợp đồng. Số tiền phạt lúc này chỉ là 216.760 USD. Người chủ tàu lại cho rằng vì laytime đã hết khi tiến hành hun sấy hàng hóa nên điều 15 đã không còn giá trị trong lúc này.

Quá trình tranh chấp kéo dài và 2 bên không đi đến thống nhất nên đã đưa ra tòa án thương mại Anh để giải quyết. Tòa án đã kết luận phía người thuê tàu phải nộp phạt số tiền là 338.635 USD cho phía chủ tàu. Tòa án đã lập luận rằng đây là một vấn đề khá rõ ràng trong pháp luật, nếu trong hợp đồng có quy định cụ thể thời gian cho việc xếp/dỡ hàng hóa thì khi thời gian đã hết mà người thuê xếp/dỡ chưa hoàn tất công việc thì xem như vi phạm hợp đồng và sẽ không được hưởng bất kỳ sự miễn trừ nào.

Như vậy, nguyên tắc “Once on demurrage, always on demurrage” đã được áp dụng trong trường hợp này. Nguyên tắc này có phần nghiêng về phía chủ tàu nhưng thực tế điều này đã được sử dụng rất phổ biến và được quy định trong luật của nhiều nước.

Sau các ví dụ trên đây có thể thấy vấn đề tính thưởng phạt xếp dỡ hàng hóa rất dễ xảy ra tranh chấp, làm mất thời gian, tiền bạc và công sức của 2 bên. Chính vì vậy mà khi thuê tàu hay cho thuê tàu thì nên cố gắng thống nhất, quy định chặt chẽ các nội dung sao cho có lợi nhất cho mình.

Trường hợp 1: 

Công ty Vedan Việt Nam vào ngày 26/7/2000 đã ký hợp đồng thuê tàu với công ty Bharat Impex để vận chuyển 30.000 MT muối công nghiệp từ càng Sikka - Ấn Độ về cảng Gò Gia - Vũng Tàu.
Lô hàng này sẽ được chuyên chở trên tàu Wintec với hợp đồng gồm các quy định như sau:
- Mức xếp/dỡ cho mỗi ngày làm việc liên tục: 3.000MT/WWDSHEXEU
- Demurrage money: 6.000USD/day
- Despatch money: 3.000USD/day

Tranh chấp về thưởng phạt xếp dỡ - Dỡ hàng nhanh

Trường hợp 2: 

Thực tế trong hợp đồng đều quy định mức phạt xếp/dỡ hàng chậm cao hơn mức thưởng và một khi đã phạt thì luôn luôn bị phạt. Cùng tìm hiểu chi tiết qua trường hợp sau:
Tháng 10/1993 Công ty Naviera thuê hãng tàu Louis vận chuyển bột mì từ cảng Philadelphia đến cảng Hsiang trên chiếc tàu Dias. 

Tranh chấp về thưởng phạt xếp dỡ - Dỡ hàng chậm 

Trung tâm Đào tạo Nguồn nhân lực Thành Đạt TDimex là cơ sở đào tạo uy tín với nhiều năm hoạt động, đào tạo và cung cấp nguồn lao động cho ngành Xuất nhập khẩu - Logistics trong nhiều năm qua. Chương trình học chất lượng, học viên được đi thực tế, học trên chứng từ thật cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm sẽ cho học viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để dễ dàng tìm việc làm hơn. 

Trung tâm khai giảng các khóa học về Xnk - Logistics hàng tháng, lịch học linh động theo nhu cầu học viên. Theo dõi Fanpage và Website của TDimex để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích, các tin tức mới nhất và những chương trình ưu đãi đặc biệt. Liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0385390088 để được tư vấn chi tiết về các khóa học.