11h00
14/03/2025

Phân biệt Logistics và Chuỗi cung ứng: Những điểm khác biệt quan trọng

Bạn có chắc mình đang hiểu đúng về Logistics và Chuỗi cung ứng? Dù có mối quan hệ chặt chẽ, hai khái niệm này có phạm vi và mục tiêu khác nhau. Trong bài viết này hãy cùng Tdimex tìm hiểu chi tiết về sự khác biệt và mối quan hệ của 2 khái niệm này và làm rõ vai trò của chúng trong doanh nghiệp nhé! 
Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và thông tin từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Logistics tập trung vào việc vận chuyển, lưu kho và phân phối, đảm bảo hàng hóa được giao đúng nơi, đúng thời gian với chi phí tối ưu.

Các hoạt động chính của Logistics:

Khái niệm cơ bản về Logistics và Chuỗi cung ứng

  • Vận chuyển hàng hóa: Bao gồm vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, tùy vào nhu cầu và tính chất sản phẩm.
  • Lưu kho và quản lý tồn kho: Giúp kiểm soát lượng hàng hóa, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và phân phối.
  • Xử lý đơn hàng: Bao gồm tiếp nhận, xử lý và hoàn thành đơn hàng nhanh chóng, đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm đúng thời gian.
  • Đóng gói và phân phối: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong tình trạng nguyên vẹn, không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Logistics là gì?
Chuỗi cung ứng là gì?
  • Mua sắm nguyên liệu: Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, đảm bảo nguyên vật liệu đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất.
  • Sản xuất và lắp ráp: Quản lý quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa chi phí.
  • Quản lý kho bãi: Bao gồm lưu trữ nguyên vật liệu, thành phẩm, quản lý hàng tồn kho.
  • Vận chuyển và phân phối: Đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng, đúng tiến độ.
  • Dịch vụ khách hàng: Hỗ trợ sau bán hàng, bảo hành, chăm sóc khách hàng để duy trì lòng trung thành.
Logistics là các hoạt động nhằm phân phối sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng, tối ưu chi phí nhất.
Mục tiêu chính của Logistics là đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời gian, đúng địa điểm với chi phí thấp nhất.
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là một hệ thống kết nối nhiều quy trình khác nhau, từ việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất sản phẩm, quản lý kho bãi, phân phối và tiêu thụ.

Chuỗi cung ứng có phạm vi rộng hơn Logistics vì nó không chỉ bao gồm việc vận chuyển và lưu trữ hàng hóa mà còn bao trùm toàn bộ quy trình vận hành của doanh nghiệp từ đầu vào đến đầu ra.

Các hoạt động chính của Chuỗi cung ứng:
Quản trị chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và phân phối, từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng.
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động từ tìm kiếm nhà cung cấp đến phân phối sản phẩm cho khách hàng. 
Dưới đây là bảng so sánh chi tiết giữa Logistics và Chuỗi cung ứng giúp bạn phân biệt và hiểu rõ hơn 2 khái niệm này: 

So sánh Logistics và Chuỗi cung ứng

Logistics và Chuỗi cung ứng có nhiều điểm khác biệt trong phạm vi hoạt động.
Logistics
Chuỗi cung ứng
Chỉ tập trung vào vận chuyển, lưu kho và phân phối hàng hóa.
Bao gồm tất cả các hoạt động từ cung ứng nguyên vật liệu đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Phạm vi hoạt động
Tối ưu hóa vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để giảm chi phí.
Quản lý toàn bộ hệ thống từ sản xuất đến tiêu thụ để tối đa hóa hiệu suất.
Chỉ tập trung vào các quy trình cụ thể như vận tải, lưu kho, đóng gói.
Bao gồm cả chiến lược dài hạn, tối ưu hóa toàn bộ hoạt động doanh nghiệp.
Là một phần nhỏ trong Chuỗi cung ứng.
Bao quát toàn bộ quá trình vận hành của doanh nghiệp, bao gồm cả Logistics.
Mục tiêu chính
Mức độ quản lý
Sự liên kết
Vai trò của Logistics

Vai trò của Logistics và Chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Mặc dù có sự liên kết chặt chẽ, Logistics và Chuỗi cung ứng là hai khái niệm khác nhau. Logistics tập trung vào quá trình vận chuyển và lưu kho, trong khi Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các khâu từ cung cấp nguyên liệu, sản xuất, phân phối đến tiêu dùng. Có thể hiểu Logistics là một phần của Chuỗi cung ứng nhưng chỉ tập trung vào các hoạt động cụ thể như vận chuyển, lưu kho.

Doanh nghiệp cần hiểu rõ sự khác biệt này để xây dựng một hệ thống vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu quản lý tốt cả Logistics và Chuỗi cung ứng, doanh nghiệp sẽ có lợi thế lớn trong thị trường ngày càng cạnh tranh.
Logistics và Chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng trong Doanh nghiệp. 
  • Cắt giảm chi phí vận chuyển: Quản lý chặt chẽ các phương thức vận tải giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí.
  • Tăng hiệu quả phân phối: Đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng nhanh chóng, đúng thời gian.
  • Giảm hàng tồn kho dư thừa: Quản lý kho hàng thông minh giúp tối ưu lượng hàng hóa lưu trữ, tránh lãng phí.
  • Cải thiện dịch vụ khách hàng: Giao hàng đúng hạn, chất lượng tốt giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Vai trò của Chuỗi cung ứng
  • Tối ưu hóa toàn bộ hoạt động doanh nghiệp: Không chỉ quản lý vận chuyển mà còn tối ưu hóa sản xuất, kho bãi, cung ứng nguyên vật liệu.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp có chuỗi cung ứng mạnh sẽ linh hoạt hơn trong sản xuất và kinh doanh.
  • Hỗ trợ quản lý rủi ro: Giúp doanh nghiệp ứng phó với các rủi ro về nguyên liệu, gián đoạn vận chuyển.
  • Tăng lợi nhuận: Một chuỗi cung ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận bền vững.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Tdimex đã giúp bạn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa logistics và chuỗi cung ứng. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về xuất nhập khẩu, logistics, muốn trải nghiệm công việc và học thực tế hãy tham khảo các khóa học thực chiến tại Tdimex.

Trung tâm liên kết với Doanh nghiệp dịch vụ Logistics để mang đến các khóa học có tính ứng dụng cao, học viên được thực hành trên các chứng từ thật, được học như học việc để trải nghiệm. Sau khi hoàn thành khóa học các bạn sẽ nắm vững kiến thức, có kỹ năng công việc, có thể tự tin ứng tuyển các vị trí công việc mà mình mong muốn. 

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!