16h00
13/12/2024

LC là gì? Phân biệt các loại thư tín dụng trong thanh toán quốc tế

Thư tín dụng hay Letter of Credit - L/C là một trong các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng khá phổ biến hiện nay. L/C là gì? Vì sao được tin tưởng lựa chọn nhiều như vậy? Làm sao để mở L/C và quy trình thanh toán diễn ra như thế nào? Cùng Tdimex tìm hiểu các thông tin chi tiết trong bài viết này nhé! 

Thư tín dụng L/C là gì?

Thư tín dụng, tên tiếng anh là Letter of Credit, viết tắt là L/C, đây là chứng từ thanh toán quốc tế quan trọng thường được sử dụng hoạt động xuất nhập khẩu. Thư tín dụng L/C sẽ do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu, theo đó sẽ cam kết thanh toán 1 khoản tiền nhất định cho người xuất khẩu trong khoản thời gian nhất định khi người xuất khẩu thực hiện được các điều kiện và xuất được chứng từ hợp lệ như trong L/C nêu ra. 

Phương thức thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng L/C được đánh giá là một trong những phương thức thanh toàn an toàn hiện nay. Khi sử dụng phương thức này người xuất khẩu muốn đảm bảo sẽ được trả tiền và người nhập khẩu được đảm bảo sẽ nhận được hàng đúng theo thỏa thuận thông qua ngân hàng.

L/C là sự lựa chọn phù hợp cho các hợp tác lần đầu để các bên có thể an tâm và đảm bảo về quyền lợi cho mình.

Thư tín dụng L/C được lựa chọn sử dụng phổ biến trong hoạt động Xuất nhập khẩu. 

Các bên tham gia trong thư tín dụng L/C

Thực hiện thư tín dụng L/C sẽ có các bên tham gia sau: 

  • Applicant (Người mua, người nhập khẩu): Người xin mở thư tín dụng chứng từ L/C
  • Issuing bank (Ngân hàng phát hành): Ngân hàng mở thư tín dụng, đại diện cho người nhập khẩu
  • Advising Bank (Ngân hàng thông báo): Đại lý của ngân hàng phát hành, thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng ở nước xuất khẩu theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.
  • Beneficiary (Người bán, người xuất khẩu): Người hưởng lợi
  • Confirming Bank (Ngân hàng xác nhận), Negotiating Bank (Ngân hàng chiết khấu), Reimbursing Bank (Ngân hàng bồi hoàn), Presenting Bank (Ngân hàng xuất trình), Claiming Bank (Ngân hàng đòi tiền), Đặc điểm của thư tín dụng L/C: Các ngân hàng này có hoặc không tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng phát hành.

Có rất nhiều bên tham gia trong thư tín dụng. 

Các loại thư tín dụng phổ biến 

Có nhiều loại thư tín dụng L/C khác nhau, trong đó phổ biến nhất là 6 loại sau: 

  • Revocable L/C - Thư tín dụng có thể hủy ngang: Sau khi mở thư tín dụng, các bên có thể đơn phương thực hiện bổ sung, sửa chữa hoặc hủy bỏ.
  • Irrevocable L/C - Thư tín dụng không thể hủy ngang: Khi thư tín dụng mở thì việc sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ trong thời hạn còn hiệu lực không được thực hiện đơn phương mà phải có sự đồng ý của các bên liên quan.
  • Confirmed irrevocable L/C - Thư tín dụng xác nhận: Thư tín dụng không thể hủy bỏ và được ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của người nhập khẩu (người mở L/C)
  • Transferable L/C - Thư tín dụng chuyển nhượng: Người thụ hưởng ban đầu có thể chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ tín dụng cho bên thứ 3 (người thụ hưởng thứ cấp)
  • Back To Back L/C - Thư tín dụng giáp lưng: Được sử dụng trong trường hợp mua bán giữa 3 quốc gia khác nhau để ràng buộc vai trò của các bên.
  • Revolving L/C - Thư tín dụng tuần hoàn: L/C không thể hủy ngang, do ngân hàng cấp và có giá trị tái sử dụng nhiều lần trong 1 khoảng thời gian được quy định, sau lần thanh toán trước thì L/C lại có giá trị như cũ và tuần hoàn liên tục cho đến khi tổng giá trị của hợp đồng được thực hiện hoàn tất.

Thư tín dụng có rất nhiều loại được sự dụng tùy theo nhu cầu của các bên.

Lợi ích và rủi ro khi sử dụng thư tín dụng L/C

Lợi ích của L/C

L/C mang đến nhiều lợi ích khi sử dụng như: 
  • Tăng độ an toàn cho giao dịch quốc tế: L/C giúp giảm thiểu rủi ro không thanh toán, đặc biệt khi các bên giao dịch ở các quốc gia khác nhau và chưa có quan hệ tín dụng lâu dài. Điều này đảm bảo quyền lợi của người bán khi ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán.
  • Đảm bảo tính minh bạch: L/C quy định rõ các chứng từ, điều kiện, và quy trình thanh toán. Điều này giúp người mua và người bán dễ dàng đối chiếu và tuân thủ.
  • Hỗ trợ tài chính: Người bán có thể sử dụng L/C để vay vốn hoặc bảo lãnh tài chính từ ngân hàng nhằm sản xuất và giao hàng đúng tiến độ. Người mua được phép thanh toán chậm (trong trường hợp dùng Usance L/C), tạo điều kiện quản lý dòng tiền linh hoạt hơn.
  • Tăng tính chuyên nghiệp: Với L/C, các giao dịch được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng, giúp tăng sự tin tưởng giữa các bên

Rủi ro khi sử dụng L/C

Sử dụng L/C cũng tiềm ẩn một số rủi ro mà bạn cần biết, cụ thể như sau: 
  • Chi phí cao: Phí phát hành L/C, phí ngân hàng trung gian, và phí kiểm tra chứng từ có thể khá lớn, đặc biệt với giao dịch có giá trị cao.
  • Chứng từ phức tạp: Các điều khoản và chứng từ trong L/C phải chính xác và chi tiết. Bất kỳ sai sót nào, dù nhỏ, cũng có thể dẫn đến việc ngân hàng từ chối thanh toán.
  • Rủi ro về hàng hóa: Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ, không kiểm tra thực tế hàng hóa, dẫn đến rủi ro về chất lượng hàng hoặc không giao đúng số lượng.
  • Thanh toán chậm trễ: Việc kiểm tra chứng từ có thể mất thời gian, gây chậm trễ thanh toán và ảnh hưởng đến dòng tiền của người bán. 

Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng L/C trong thanh toán quốc tế.

Thư tín dụng L/C cũng có một vài rủi ro trong quá trình sử dụng.

Quy trình mở thư tín dụng L/C

Điều kiện để mở L/C

Người mua cần đáp ứng các điều kiện sau đây để ngân hàng phát hành L/C:

Ký quỹ tại ngân hàng:

  • Người mua thường phải nộp một khoản tiền ký quỹ tại ngân hàng, giá trị từ 20%-100% hợp đồng tùy thuộc vào uy tín tín dụng hoặc thỏa thuận với ngân hàng.
  • Khoản ký quỹ này là bảo đảm cho ngân hàng phát hành để thực hiện cam kết thanh toán.

Hồ sơ pháp lý hợp lệ:

  • Người mua cần cung cấp các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc cá nhân, bao gồm giấy phép kinh doanh, chứng minh thư/căn cước, mã số thuế, và giấy phép xuất nhập khẩu (nếu có).

Hợp đồng mua bán rõ ràng:

  • Hợp đồng giữa người mua và người bán phải có các điều khoản chi tiết về hàng hóa, giá cả, số lượng, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán (L/C), và bộ chứng từ yêu cầu.

Thỏa thuận với ngân hàng:

  • Người mua phải có mối quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng hoặc có bảo lãnh từ bên thứ ba (nếu cần). Ngân hàng sẽ kiểm tra khả năng tài chính và lịch sử tín dụng của người mua trước khi đồng ý phát hành L/C.

Thanh toán các khoản phí:

  • Các khoản phí liên quan đến phát hành L/C (phí mở L/C, phí thông báo, phí sửa đổi, v.v.) phải được thanh toán theo quy định của ngân hàng

Thủ tục mở thư tín dụng chứng từ L/C

Ký kết hợp đồng mua bán:

  • Người mua và người bán thương lượng, ký hợp đồng trong đó quy định rõ phương thức thanh toán bằng L/C, các điều kiện và chứng từ cần thiết như hóa đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, bảo hiểm, v.v.

Người mua yêu cầu mở L/C:

  • Người mua nộp đơn yêu cầu ngân hàng phát hành mở L/C kèm theo các chứng từ và thông tin liên quan (hợp đồng, giấy phép nhập khẩu nếu cần).
  • Người mua thường phải ký quỹ một khoản tiền (thường từ 20%-100% giá trị hợp đồng) tại ngân hàng phát hành.

Ngân hàng phát hành L/C:

  • Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của đơn yêu cầu, ngân hàng phát hành L/C gửi L/C này cho ngân hàng thông báo (thường là ngân hàng tại quốc gia của người bán).

Ngân hàng thông báo gửi L/C cho người bán:

  • Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C và gửi bản sao cho người bán, giúp họ nắm được các điều kiện thanh toán.
  • Người bán cần đối chiếu kỹ các điều khoản trong L/C với hợp đồng mua bán để đảm bảo không có mâu thuẫn.

Người bán giao hàng và xuất trình chứng từ:

  • Sau khi giao hàng, người bán chuẩn bị các chứng từ theo quy định trong L/C và gửi chúng đến ngân hàng thông báo.
  • Các chứng từ phổ biến bao gồm: hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm định chất lượng.

Ngân hàng kiểm tra chứng từ:

  • Ngân hàng thông báo kiểm tra tính chính xác của chứng từ và gửi đến ngân hàng phát hành.
  • Nếu chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho người bán theo phương thức quy định (thanh toán ngay hoặc trả chậm).

Ngân hàng phát hành yêu cầu hoàn tiền từ người mua:

  • Sau khi thanh toán, ngân hàng phát hành chuyển chứng từ cho người mua và yêu cầu họ thanh toán hoặc nhận nợ theo thỏa thuận.

Người mua nhận hàng:

  • Người mua sử dụng chứng từ nhận từ ngân hàng để làm thủ tục thông quan và nhận hàng​.

Doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện để có thể mở L/C.

Quy trình thanh toán quốc tế bằng L/C.